24/09/2018, 14:04

What new in C# 6

Trong 1 vài năm trở lại đây thì C# đã có rất nhiều thay đổi, cập nhật về mặt ngôn ngữ để giúp cho việc viết code trở nên dễ dàng, dễ hiểu và hiệu quả hơn . Là 1 lập trình viên, nắm bắt được những điểm mạnh mà ngôn ngữ mang lại sẽ giúp cho cuộc sống ngày càng dễ dàng hơn. Ở bài viết này mình xin ...

Trong 1 vài năm trở lại đây thì C# đã có rất nhiều thay đổi, cập nhật về mặt ngôn ngữ để giúp cho việc viết code trở nên dễ dàng, dễ hiểu và hiệu quả hơn. Là 1 lập trình viên, nắm bắt được những điểm mạnh mà ngôn ngữ mang lại sẽ giúp cho cuộc sống ngày càng dễ dàng hơn. Ở bài viết này mình xin giới thiệu những điểm mới của phiên bản C# 6, với hàng loạt những cú pháp thêm vào có thể nói là "chất như nước cất". Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Auto-Property

Read-only auto-properties

Read-only auto-properties cung cấp 1 cú pháp rõ ràng để tạo ra 1 thuộc tính không thể thay đổi (immutable). Ở các phiển bản trước thì bạn có thể thấy là chúng ta sẽ khai báo biến đó dùng private setters.

//Phiên bản cũ
public string FirstName { get; private set; }
public string LastName { get; private set; }

Nhưng cú pháp trên không hoàn toàn không thay đổi được, nó chỉ đảm bảo là giá trị của thuộc tính đó chỉ không thay đổi được bên ngoài class. Read-only auto-properties sẽ làm cho việc không thể thay đổi này (immutable) hoạt động đúng như bản chất của nó (readonly). Bạn chỉ cần khải bảo Read-only auto-properties với chỉ câu lệnh get, khi đó thì chương trình sẽ hiểu là thuộc tính đó chỉ có thể get thôi và không được set (kể cả bên trong class, chỉ được set ở trong constructor để khởi tạo giá trị)

public string FirstName { get; }
public string LastName { get;  }

Khởi tạo giá trị ở trong constructor được thôi,

public Student(string firstName, string lastName)
{
    if (IsNullOrWhiteSpace(lastName))
        throw new ArgumentException(message: "Cannot be blank", paramName: nameof(lastName));
    FirstName = firstName;
    LastName = lastName;
}

Cố gắng thay đổi giá trị biến ở ngoài constructor sẽ gây lỗi

public class Student
{
    public string LastName { get;  }

    public void ChangeName(string newLastName)
    {
        // Generates CS0200: Property or indexer cannot be assigned to -- it is read only
        LastName = newLastName;
    }
}

Tính năng này dùng để tạo 1 read-only type đúng nghĩa chỉ với cú pháp đơn giản ở auto-property

Auto-Property Initializers

Tính năng này cho phép bạn khởi tạo giá trị cho 1 auto-property ngay khi khai báo biến. Điều này thật tuyệt với vì ta luôn muốn gán giá trị khởi tạo của biến ngay khi khai báo nó. Trong các phiên bản trước thì ta chỉ có thể khởi tạo giá trị biến bằng setter

public Student(string firstName, string lastName)
{
    FirstName = firstName;
    LastName = lastName;
}

Khi class này càng phình to ra, bạn lại cần thêm các constructor khác nhau cho class này, và lại phải gán giá trị khởi tạo cho biến, khá mất công và có thể gây lỗi bởi nhầm lẫn. Phiên bản này cho phép ta khởi tạo giá trị khi khai báo luôn

public ICollection<double> Grades { get; } = new List<double>();
public Standing YearInSchool { get; set; } = Standing.Freshman;

Điều này giúp cho việc khởi tạo giá trị cho biến chỉ cần 1 lần.

2. Expression-bodied function members

Rất nhiều method hoặc properties chứa body chỉ gồm 1 statement (gần như 1 dòng code), trước kia ta vẫn phải dùng cặp "{}" để chứa chỉ 1 dòng code đó thì nay với Expression-bodied function, chúng ta có thể viết code body giống như expression giúp cho code ngắn gọn hơn. Ví dụ override method ToString()

public override string ToString() => $"{LastName}, {FirstName}";

Có thể dùng Expression-bodied ở thuộc tính read-only

public string FullName => $"{FirstName} {LastName}";

3. using static

Sử dụng "using static" giúp ta import chỉ các method static của 1 class. Và sau đó có thể dùng mà không cần gõ class name ở phía trước, điều này giúp chúng ta dễ dàng đọc code hơn khi mà class name không lặp lại gây lằng nhằng. Ví dụ dưới đây bạn chỉ cần gọi method "IsNullOrWhiteSpace" mà không cần phải ghi dài dòng "string.IsNullOrWhiteSpace" như trước đây.

using static System.String;
if (IsNullOrWhiteSpace(lastName))
    throw new ArgumentException(message: "Cannot be blank", paramName: nameof(lastName));

Cần lưu ý là Extention Methods không dùng được khi gọi "using static", nó chỉ gọi được bằng cách gọi thông thường của Extention methods (dùng class name ở trước), để phân biệt với các static method bình thường, tránh nhầm lẫn.

using static System.Linq.Enumerable;
public bool MakesDeansList()
{
    return Grades.All(g => g > 3.5) && Grades.Any();
    // Code below generates CS0103: 
    // The name 'All' does not exist in the current context.
    //return All(Grades, g => g > 3.5) && Grades.Any();
}

4. Null-conditional operators

Rất nhiều lần bạn code và sau đó run code thì xuất hiện Exception Null Reference Exception, bạn phải check cẩn thận mỗi lần access 1 biến để chắc chắn nó không bị reference từ 1 null object. Với cú pháp mới ở C#6 thì việc check null dễ dàng và ngắn gọn hơn.

//check null object person, nếu không null thì gán first từ giá trị FirstName, nếu không thì first null, không gây ra Exception nào.
var first = person?.FirstName; 
// Dùng toán tử "??" để kiểm tra xem nếu person có bị null hay không, nếu bị null thì trả về giá trị mặc định cho first là "Unspecified"
first = person?.FirstName ?? "Unspecified";

Toán tử check null cũng được dùng để kiểm tra nếu việc gọi đến 1 delegate hay event handler để đảm bảo không null và evaluate once (1 câu lệnh, execute đồng thời check null, sau đó invoke)

this.SomethingHappened?.Invoke(this, eventArgs);

5. String Interpolation

Ở các phiên bản trước thì để in ra 1 string theo Format nào đó thì chúng ta phải dùng string.Format với câu lệnh lằng nhằng và nhiều khi thiếu hoặc thừa parameter.

// phiên bản cũ
public string FullName
{
    get
    {
        return string.Format("{0} {1}", FirstName, LastName);
    }
}

Với C#6 thì việc in ra String rất dễ đọc và ngắn gọn với toán tử "$$, support các expression trong cặp "{}" kể cả LINQ

public string FullName => $"{FirstName} {LastName}";
public string GetFormattedGradePoint() =>
    $"Name: {LastName}, {FirstName}. G.P.A: {Grades.Average()}";

Sử dụng dấu ":" sau Expression để format

public string GetGradePointPercentage() =>
    $"Name: {LastName}, {FirstName}. G.P.A: {Grades.Average():F2}";

Sử dụng conditional operation để tính toán ngay trong string interpolation

public string GetGradePointPercentages() =>
    $"Name: {LastName}, {FirstName}. G.P.A: {Grades.Any() ? Grades.Average() : double.NaN:F2}";
public string GetGradePointPercentages() =>
    $"Name: {LastName}, {FirstName}. G.P.A: {(Grades.Any() ? Grades.Average() : double.NaN):F2}";

Sử dụng cả Linq operation để tính toán kết quả trong interpolated string

public string GetAllGrades() =>
    $@"All Grades: {Grades.OrderByDescending(g => g)
    .Select(s => s.ToString("F2")).Aggregate((partial, element) => $"{partial}, {element}")}";

6.Exception Filters

Một tính năng mới nữa ở C# 6 là exeption filters. Nó chỉ rõ khi nào thì catch code được thi hành. Nếu exception filter trả về giá trị true, catch code được thi hành như bình thường, nếu nó trả về giá trị false, catch code bị bỏ qua. Ví dụ:

Nếu mệnh đề "when (e.Message.Contains("301")" trả về false thì code trong block catch sẽ không được execute. Ở đây, exception đã được filter. 
public static async Task<string> MakeRequest()
{
    WebRequestHandler webRequestHandler = new WebRequestHandler();
    webRequestHandler.AllowAutoRedirect = false;
    using (HttpClient client = new HttpClient(webRequestHandler))
    {
        var stringTask = client.GetStringAsync("https://docs.microsoft.com/en-us/dotnet/about/");
        try
        {
            var responseText = await stringTask;
            return responseText;
        }
        catch (System.Net.Http.HttpRequestException e) when (e.Message.Contains("301"))
        {
            return "Site Moved";
        }
    }
}

Nếu như theo cách viết thông thường ở phiên bản trước thì sẽ viết như sau

public static async Task<string> MakeRequest()
{ 
    var client = new System.Net.Http.HttpClient();
    var streamTask = client.GetStringAsync("https://localHost:10000");
    try {
        var responseText = await streamTask;
        return responseText;
    } catch (System.Net.Http.HttpRequestException e)
    {
        if (e.Message.Contains("301"))
            return "Site Moved";
        else
            throw;
    }
}

Điểm khác biệt ở đây chính là catch exception code không cần execute, và việc debug code đằng sau diễn ra bình thường. Ngoài ra, ta có thể sử dụng Exception filter để log thông tin nếu có exception xảy ra nhưng không muốn catch, chỉ cần return về true ở mệnh để when và log exception information ở đây.

public static bool LogException(this Exception e)
{
    Console.Error.WriteLine($"Exceptions happen: {e}");
    return false;
} 
public void MethodThatFailsSometimes()
{
    try {
        PerformFailingOperation();
    } catch (Exception e) when (e.LogException())
    {
        // This is never reached!
    }
} 

Một ứng dụng nữa là ta có thể tùy chọn throw hoặc không throw exception khi Debugger đang được attach. Giúp cho việc debug nhiều tùy chọn.

public void MethodThatFailsWhenDebuggerIsNotAttached()
{
    try {
        PerformFailingOperation();
    } catch (Exception e) when (e.LogException())
    {
        // This is never reached!
    }
    catch (RecoverableException ex) when (!System.Diagnostics.Debugger.IsAttached)
    {
        Console.WriteLine(ex.ToString());
        // Only catch exceptions when a debugger is not attached.
        // Otherwise, this should stop in the debugger. 
    }
}

7. nameof Expressions

Phép tính nameof trả về tên của 1 biến, trường. Nó thường được dùng để cung cấp tên của biến gây ra lỗi hoặc exception

if (IsNullOrWhiteSpace(lastName))
    throw new ArgumentException(message: "Cannot be blank", paramName: nameof(lastName));

8. Await in Catch and Finally blocks

Ở C# 6 bạn đã có thể dùng await ở trong catch hoặc finally block trong async method, nhưng hãy cẩn thận vì có thể bạn sẽ tạo ra những Exception mới

public static async Task<string> MakeRequestAndLogFailures()
{ 
    await logMethodEntrance();
    var client = new System.Net.Http.HttpClient();
    var streamTask = client.GetStringAsync("https://localHost:10000");
    try {
        var responseText = await streamTask;
        return responseText;
    } catch (System.Net.Http.HttpRequestException e) when (e.Message.Contains("301"))
    {
        await logError("Recovered from redirect", e);
        return "Site Moved";
    }
    finally
    {
        await logMethodExit();
        client.Dispose();
    }
}

9. Index Initializers

Index Initializers là 1 trong 2 tính năng giúp cho việc khởi tạo giá trị của collection mạnh mẽ hơn với index. Giờ đây, bạn có thể dùng gán giá trị cho collection sử dụng index với Dictionary<TKey,TValue> hoặc các kiểu tương tự.

private Dictionary<int, string> webErrors = new Dictionary<int, string>
{
    [404] = "Page not Found",
    [302] = "Page moved, but left a forwarding address.",
    [500] = "The web server can't come out to play today."
};

10. Extension Add methods in collection initializers

Tính năng này rất hữu ích khi bạn có 1 collection class mà có 1 method để thêm 1 item mới vào collection. Ví dụ: bạn có 1 lớp như sau

public class Enrollment : IEnumerable<Student>
{
    private List<Student> allStudents = new List<Student>();

    public void Enroll(Student s)
    {
        allStudents.Add(s);
    }

    public IEnumerator<Student> GetEnumerator()
    {
        return ((IEnumerable<Student>)allStudents).GetEnumerator();
    }

    IEnumerator IEnumerable.GetEnumerator()
    {
        return ((IEnumerable<Student>)allStudents).GetEnumerator();
    }
}

Method "Enroll" dùng để thêm 1 student vào lớp học. Nhưng với constructor cho list thì chúng ta không thể dùng được method này để thêm student vào lớp ở các phiên bản trước. Nhưng ở c# 6, nếu ta map phương thức "Add" của Collection với method "Enroll" bằng Extention method thì ta có thể khởi tạo list này như sau

public static class StudentExtensions
{
    public static void Add(this Enrollment e, Student s) => e.Enroll(s);
}
var classList = new Enrollment()
{
    new Student("Lessie", "Crosby"),
    new Student("Vicki", "Petty"),
    new Student("Ofelia", "Hobbs"),
    new Student("Leah", "Kinney"),
    new Student("Alton", "Stoker"),
    new Student("Luella", "Ferrell"),
    new Student("Marcy", "Riggs"),
    new Student("Ida", "Bean"),
    new Student("Ollie", "Cottle"),
    new Student("Tommy", "Broadnax"),
    new Student("Jody", "Yates")
};

Class Enrollment sẽ map phương thức add với Enroll, đổi với mỗi sinh viên thêm vào thì nó sẽ qua hàm Enroll

11. Improved overload resolution

Ở các compiler trước không phân biệt đúng đắn giữa Task.Run(Action)Task.Run(Fun<Task>()). ở C#6 compiler xác định rõ rãng Task.Run(Func<Task>) ở sự lựa chọn tốt nhất.

static Task DoThings() 
{
     return Task.FromResult(0); 
}
Task.Run(() => DoThings());

Hi vọng bài viết đã giúp các bạn có thêm một ít kiến thức về cú pháp mới của C#. Happy Learning!             </div>
            
            <div class=

0