17/09/2018, 20:26

Chương trình giám sát tuyệt mật của NSA

Hoạt động giám sát của NSA rất rộng lớn, có thể nói là lan ra trên toàn thế giới. Họ bí mật đưa các điệp viên ngầm vào hệ thống của các công ty nước ngoài có trụ sở tại Trung Quốc, Đức và Hàn Quốc để xâm nhập và làm hại mạng lưới, các thiết bị nước ngoài. Theo một tài liệu mới nhất từ Edward ...

Hoạt động giám sát của NSA rất rộng lớn, có thể nói là lan ra trên toàn thế giới. Họ bí mật đưa các điệp viên ngầm vào hệ thống của các công ty nước ngoài có trụ sở tại Trung Quốc, Đức và Hàn Quốc để xâm nhập và làm hại mạng lưới, các thiết bị nước ngoài.

Theo một tài liệu mới nhất từ Edward Snowden, NSA có một chương trình gọi là physical subversion mà NSA bí mật xâm nhập vào mạng lưới nước ngoài để thu thập các dữ liệu nhạy cảm và truy cập vào các hệ thống truyền thông toàn cầu, thậm chí là của cả một số công ty Mỹ.

Tài liệu này mô tả chi tiết về các hoạt động khác nhau để tấn công mạng máy tính – thông tin được tổ chức trong cái gọi là secret core của NSA, mức độ cao nhất trong hệ thống Sentry Eagle.

Chương trình giám sát tuyệt mật của NSA

Các dữ liệu trước đây chủ yếu tập trung vào các công ty Mỹ mà cung cấp cho NSA khối lượng lớn dữ liệu khách hàng, bao gồm số điện thoại và lượng truy cập email. Ngoài ra, NSA còn xâm nhập vào hệ thống các công ty khác hoặc làm việc với một số công ty tư nhân nhằm làm suy yếu hệ thống mã hóa riêng của họ. Trong báo cáo mới nhất, các tổ chức thương mại chính là mục tiêu lớn của NSA.

Theo tháp Sentry Eagle, NSA mô tả sáu chương trình khác nhau dưới phần secret core của mình, liên tục kể từ năm 2012, gồm những chương trình sau:

  • Sentry Hawk: liên quan đến việc hợp tác giữa NSA với các công ty trong và ngoài nước nhằm khai thác mạng máy tính.
  • Sentry Falcon: bao gồm việc bảo vệ mạng máy tính.
  • Sentry Osprey: liên quan đến việc NSA hợp tác với CIA, FBI và Lầu Năm Góc để thuê các điệp viên mà có thể giúp NSA truy cập vào hệ thống mạng.
  • Sentry Raven: các cuộc đàm phán của NSA với các công ty Mỹ làm suy yếu mã hóa của họ để cơ quan truy cập dễ dàng hơn.
  • Sentry Condor: bao gồm các cuộc tấn công mạng có thể phá hủy hoặc làm suy yếu hệ thống máy tính.
  • Sentry Owl: liên quan đến việc NSA làm việc với các công ty nước ngoài để sản phẩm của họ dễ bị NSA thu thập dữ liệu.

Tài liệu này nêu rõ rằng bất kỳ tiết lộ bí mật nào đều có thể gây ra thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia và không nên thực hiện mà không có sự cho phép của quan chức tình báo cao cấp.

Một trong những chương trình quan trọng trong Sentry Eagle dưới tên mã Sentry Osprey là HUMINT, một tài sản trí tuệ của con người có khả năng thực hiện hoạt động tín hiệu tình báo Signals intelligence operatrions (SIGINT), trong đó có việc ngăn chặn thông tin liên lạc và tín hiệu điện tử.

Chương trình này được gọi là TAREX mà theo một tài liệu hướng dẫn phân loại năm 2012, nó bí mật thực hiện tín hiệu giám sát trên toàn thế giới (SIGINT) hoạt động truy cập gần, công khai và bí mật giám sát con người (HUMINT). Chương trình hiện đã có mặt tại Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc và vừa xuất hiện tại Georgia, Hawaii, Texas. Đến nay, NSA vẫn từ chối phỏng vấn và giải thích với báo giới về vấn đề này.

Theo THN

0