10 lý do tại sao bạn không phải một Tester chuyên nghiệp!
Bạn có một phải là một tester chuyên nghiệp không? Hãy nhìn vào gương và tự trả lời câu hỏi này. Nếu bạn là người dùng thời gian rảnh của mình cho việc tìm kiếm và đọc các bài viết liên quan tới QA để nâng cao các kỹ năng testing thì bạn nằm trong số ít (hy vọng sẽ tăng lên) tester xác định ...
Bạn có một phải là một tester chuyên nghiệp không?
Hãy nhìn vào gương và tự trả lời câu hỏi này. Nếu bạn là người dùng thời gian rảnh của mình cho việc tìm kiếm và đọc các bài viết liên quan tới QA để nâng cao các kỹ năng testing thì bạn nằm trong số ít (hy vọng sẽ tăng lên) tester xác định sẽ trở thành tester chuyên nghiệp.
Sau đây tôi sẽ liệt kê 10 lý do chính của một người tester chưa chuyên nghiệp.
10 lý do chính bạn không phải là một Tester chuyên nghiệp là gì?
1. Bạn nghĩ tester không phải là một nghề kỹ thuật, và do đó, bạn không cố gắng để hiểu code của sản phẩm!
Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực phát triển phần mềm, bạn nên hiểu ít nhất một chút về công nghệ phần mềm. Là một tester, bạn cần phải có khả năng đọc code để phân tích sản phẩm của mình và hiểu những thay đổi cũng như ảnh hưởng của bug được fix có thể gây ra thêm những lỗi nào. Bạn vẫn có thể không viết bất kỳ đoạn code nào nếu bạn muốn, nhưng nếu bạn tránh đọc code bạn sẽ bỏ lỡ đầu vào rất quan trọng đối với quá trình kiểm thử tổng thể.
2. Bạn không được tham gia vào quá trình kiểm thử cho đến khi dev đưa cho bạn và nói “test đi”
Trên lý thuyết, việc kiểm thử được bắt đầu ngay từ pha thu thập và phân tích yêu cầu. Nhưng trong thực tế, chúng ta hầu như đều bắt tay vào test khi dev đã tạo dựng được tính năng đầu tiên và giao cho tester với sự mong mỏi nhận được feedback.
Tại sao điều này vẫn tiếp tục xảy ra? Hầu hết các tester đều cho rằng do “vòng luẩn quẩn” giữa các mắt xích trong chuỗi quá trình phát triển phần mềm. Chúng ta thường kêu là bận test cho các phần khác.
Nhưng thực ra, nếu bạn không thể dành 2 giờ một ngày để tham gia một cuộc họp thiết kế tính năng đồng nghĩa với việc bạn là một người quản lý thời gian tệ hại. Nó cũng có nghĩa lý do duy nhất bạn không phải là một phần của quá trình phát triển trước đó bởi vì bạn không ưu tiên sắp xếp; hay nói cách khác, bởi vì bạn không muốn
3. Bạn chỉ tương tác với khách hàng khi đội hỗ trỡ yêu cầu bạn tái hiện lại bug ở một lĩnh vực cụ thể
Trong mô tả công việc của tester một phần chính sẽ là test sản phẩm dựa trên cách mà nó được sử dụng và bắt bug quan trọng gây bất tiện cho người dùng trước khi sản phầm được release.
Trong thực tế, công việc của bạn là phải hỗ trợ khách hàng cùng nhóm phát triển. Hãy lập kế hoạch kiểm tra và thiết lập môi trường test dựa trên hành vi sử dụng của khách hàng. Bạn cũng được trông chờ sẽ đưa ra các thông tin phản hồi về chức năng dựa trên nhu cầu và những khó khăn của người dùng.
Bạn thử nghĩ xem, nếu bạn không biết tí gì về khách hàng của bạn làm gì thì bạn sẽ làm thế nào để mô phỏng cũng như thuyết trình cho khách hàng về sản phẩm? Lần cuối cùng mà bạn biết người dùng sử dụng sản phẩm của bạn như thế nào là bao giờ? Bạn có thực sự hiểu họ liên quan thế nào cũng như những hạn chế khó khăn mà họ gặp phải với sản phẩm trên môi trường thực sự họ sử dụng không? Tôi đoán câu trả lời là không
Hãy hiểu khách hàng của mình hơn! Cho đến khi bạn biết và hiểu người dùng của bạn, bạn sẽ tiếp tục làm một tester chưa thực sự chuyên nghiệp.
4. Quản lý rủi ro là một cái mà bạn quan tâm duy nhất trong bối cảnh bảo đảm tuổi thọ của phần mềm.
Có một số ít các chân lý đơn giản của test; có lẽ phổ biến nhất của là "Không bao giờ có đủ thời gian để kiểm thử tất cả mọi thử". Đây là vấn đề quản lý rủi ro cơ bản nhất mà ta quan tâm, giúp ưu tiên công việc để biết cần phải kiểm tra cái gì đầu tiên và kết quả dự định.
Mọi tester đều phải biết khoanh vùng sản phẩm dễ xảy ra rủi ro; khu vực có nhiều lỗi và nơi mà đội dev dễ bị trì hoãn do những tình huống đột xuất và không có kế hoạch. Nó là một phần trong công việc của một tester để nhận thức và nhắc nhở đội dev về các vùng đó trong từng giai đoạn của dự án.
Bạn nên cố gắng làm sáng tỏ các vấn đề, cho dù hiện tại hay tương lai sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm của bạn. Hãy giúp team thiết lập các mục tiêu thực tế và mục tiêu có thể đạt được để tiết kiệm thời gian và ngân sách.
5. Bạn không có kế hoạch nâng cao giá trị của testing
Có nhiều cách để test chuyên nghiệp hơn và việc cải thiện này sẽ không dễ dàng h aynhanh chóng. Vì vậy, trừ khi bạn quyết định muốn đầu tư nghiêm túc phát triển bản thân, và chỉ sau khi bạn hiểu làm thế nào để đạt được mục tiêu này, bạn sẽ có thể thực sự cải thiện các kỹ năng test của bạn và cống hiến nhiều giá trị hơn.
Làm thế nào để bạn đạt được điều này? Bắt đầu bằng cách lập bản đồ điểm mạnh và điểm yếu của một tester, sau đó quyết định bạn muốn phát triển cái gì (đó cũng sẽ là những giá trị bạn muốn mang lại cho tổ chức), và cuối cùng tìm kiếm các phương pháp để bạn phát triển những kỹ năng này.
Một điều chắc chắn, nó sẽ hoàn toàn không thể cải thiện nếu không cho nó cơ hội, hoặc để một tester khác kéo bạn lên cùng phát triển.
6. Bạn có nghĩ rằng công việc của bạn chủ yếu là viết và chạy testcase.
Có nhiều việc hơn là chỉ chạy testcase:
- Đưa ra các phản hồi về thiết kế của ứng dụng của bạn.
- Phân tích rủi ro kế hoạch phát triển hiện tại của cá nhân và dự án.
- Đưa ra phản hồi chính thức trong các giai đoạn phát triển.
- Phát triển một framework tự động giúp dev duy trì sự ổn định của sản phẩm.
- Chạy test nhưng không phải chỉ chạy những kịch bản tạo ra trước đó.
- Phân tích kết quả test và các thông tin khác, để cung cấp cái nhìn sâu hơn về tình trạng của sản phẩm.
- Đưa ra phản hồi về quy trình
Giá trị của công việc của bạn vượt xa so với việc thực hiện các bước test đơn thuần, vấn đề là bạn có muốn tiến xa hay không!
7. Tự động hóa khi bạn rảnh
Tự động hóa không phải là một viên thuốc kỳ diệu chữa bệnh cho tất cả các vấn đề phải đối mặt của tester, điều này chỉ là một lời nói dối của nhiều nhà cung cấp tool. Nhưng sẽ có nhiều thời gian hơn khi sử dụng scripts hoặc tool giúp công việc rối ren của bạn có hiệu quả hơn và tiết kiệm thời gian.
Vấn đề là một số tester cảm thấy họ không đủ để hiểu biết về kỹ thuật để làm điều này, và vì vậy họ quyết định không sử dụng tự động hóa, script để cải thiện khả năng test. Vì vậy bạn cần nghiên cứu, cũng như học tập nhiều hơn để có thể tự tin tiến hành auto test.
8. Bạn dùng lập trường cá nhân để test
Một tester tốt là một người khiêm tốn! Chúng ta cần phải biết làm thế nào để đưa ra feedback, và thậm chí còn quan trọng hơn là làm thế nào để nhận được feedback từ đồng nghiệp.
Nhiều tester rất thất vọng khi thành viên trong nhóm (đặc biệt là dev) phản hồi không tốt về việc test của họ, khi họ không tái hiện được bug hoặc dev tìm ra bug mà tester không tìm ra. Có thể có lý do hợp lý cho việc "miss" và chúng ta chỉ cần giữ bình tĩnh cũng như chia sẻ ngay thông tin này. Tuy nhiên rất nhiều tester lại gay gắt và hỏi dồn dập người khác chỉ đứng trên lập trường của mình.
Bạn cần phải biết cách làm thế nào để báo cáo lỗi và đưa ra feedback cho nhóm dự án, cũng như bạn cần phải biết làm thế nào để nhận được những lời feedback mang tính xây dựng từ các đồng nghiệp. Không ai hy vọng bạn quá hoàn hảo, nhưng họ hy vọng bạn sẽ học được từ những sai lầm và học hỏi từ các phản hồi bạn nhận được từ các đồng nghiệp.
9. Bạn không cần quá quan tâm tới nhiều bộ kỹ năng quá chuyên nghiệp mà hãy tập trung nhiều hơn vào kỹ năng mình cần cải thiện
Chúng ta có thể tưởng tượng mỗi người là một cái “Virtual toolbox”. Nó là một bộ các kỹ năng mà ta mang theo và sử dụng khi cần thiết.
- Bạn có biết những gì tool nào bạn mang theo trong virtual box của bạn?
- Những công cụ đang cần cải tiến hoặc cập nhật?
- Đó là những công cụ mà bạn cần nắm bắt, và thứ tự các tool cần cải thiện để tăng chất lượng công việc của bạn?
Tester nếu không có các công cụ thích hợp (ảo và thực tế), bạn sẽ không thể tạo ra các sản phẩm đúng yêu cầu.
10. Ý tưởng duy nhất mà bạn có về con đường sự nghiệp là trở thành một người quản lý hoặc chuyển sang nghề khác
Một số người trở thành test bởi vì họ nghĩ rằng đó là một con đường tốt để tiếp xúc với code. Một vài người khác thì bởi vì họ không biết tester là gì và nó giống như là "chơi" với các ứng dụng.
Họ có thể tiếp tục trên con đường testing khá tốt. Nhưng hầu hết họ sẽ kết thúc trong thất vọng, đếm từng ngày cho đến khi họ có thể ngừng test và bắt đầu làm những công việc mà họ thực sự muốn làm. Trong khi những người khác không đánh giá cao những thách thức thực sự của test, và nghĩ rằng cách duy nhất để tiến về phía trước là để bắt đầu làm quản lý.
Đúng là có những thách thức và phần thưởng cho việc quản lý một nhóm tester, nhưng cũng có vô số điều thú vị để chinh phục mà không liên quan đến quản lý và nó cũng đặt ra cho bạn nhiều thách thức hơn và phần thưởng cũng lớn hơn.
Nếu bạn đang dành tất cả thời gian để tìm kiếm một công việc khác, bạn sẽ không tập trung vào làm thế nào để test tốt hơn, không có cách nào bạn có thể làm điều đó một cách chuyên nghiệp hơn. Vì vậy, bạn nên suy nghĩ bạn đang làm đúng việc?
Bạn muốn trở nên chuyên nghiệp? Bắt đầu bằng cách nhìn nhận testing như là một nghề!
Bước đầu tiên bạn phải coi test như là nghề của cả đời bạn.
Một khi chúng ta thực hiện được bước đầu tiên này, bạn tiến hafnhh bước thứ hai là nhìn vào những gì chúng ta đang thiếu để trở thành tester tốt hơn. Chúng ta nên phát triển những lĩnh vực nào? Làm sao chúng ta i tiếp cận công việc và các mối quan hệ với khách hàng cũng như đồng nghiệp? Và những gì chúng ta có thể làm gì để tăng giá trị của công việc?
Bước thứ ba và là bước cuối cùng là lên kế hoạch trước mắt làm như thế nào để cải thiện, và nhận ra rằng là một nghề, chúng tôi có nhiều điều để học hỏi trước khi xem xét bản thân mình như là người có kinh nghiệm hoặc là một chuyên gia (
Điều quan trọng là nhận ra rằng sự thay đổi cần phải đến từ bên trong, chứ không phải từ một số nghị định của Đức Chúa Trời ban cho hay từ tiêu đề tiếp theo với tên bằng chữ ký email của chúng tôi.
**Bài viết được dịch từ link sau: http://www.testingexcellence.com/10-reasons-professional-tester/ **