3 bước thương lượng mức lương cao hơn
Read English version here. Ba mẹ dạy tôi từ nhỏ rằng: “Hãy làm thật tốt công việc của mình và con sẽ được đền đáp xứng đáng.” Nhưng phải đến gần đây tôi mới nhận ra rằng lời khuyên của họ chỉ đúng một nửa. Đúng là bạn phải làm tốt công việc của mình, nhưng “kinh nghiệm ...
Read English version here.
Ba mẹ dạy tôi từ nhỏ rằng: “Hãy làm thật tốt công việc của mình và con sẽ được đền đáp xứng đáng.”
Nhưng phải đến gần đây tôi mới nhận ra rằng lời khuyên của họ chỉ đúng một nửa.
Đúng là bạn phải làm tốt công việc của mình, nhưng “kinh nghiệm xương máu” của tôi là nhiều người sếp hài lòng với biểu hiện của bạn nhưng họ lại đưa ra mức tăng lương rất ít.
Bí quyết là: nếu bạn muốn nhiều hơn, bạn phải hỏi. Không hỏi và bạn không nhận được gì cả.
Sau đây là 3 bước để bạn có thể nhận được mức lương cao hơn.
Bước 1: Làm tốt công việc của mình
Khả năng tăng lương liên hệ trực tiếp đến những giá trị mà bạn tạo ra cho công ty.
Vậy làm thế nào để tạo giá trị cho công ty?
Tìm kiếm những vấn đề mới và nhận trách nhiệm giải quyết chúng. Đừng bao giờ nói “đó không phải việc của tôi.” Hãy làm nhiều hơn điều mà sếp yêu cầu và đạt nhiều hiệu quả hơn mong đợi. Cải thiện kỹ năng coding và làm ra nhiều ứng dụng tốt, nhanh hơn. Nếu bạn không chắc về cách tạo thêm nhiều giá trị, hãy hỏi sếp.
Chỉ chuyển sang bước 2 khi bạn tự tin rằng mình làm tốt công việc hiện tại và đã có nhiều thành tựu chắc chắn.
Bước 2: Nhận biết giá trị của thị trường
Dù bạn giỏi như thế nào thì khả năng sếp bạn thuê một người khác để làm công việc của bạn cũng góp phần hạn chế mức lương. Hãy làm khảo sát, hỏi bạn bè và vào các website tìm việc như ITviec, tham khảo mức lương cho các vị trí tương tự với bạn.
Nếu nghiên cứu chỉ ra rằng mức lương của bạn có thể cao hơn, vậy hãy chọn con số cao nhất trong khoảng đó. Lấy ví dụ, mức lương hiện tại của bạn là 15,000,000đ và nghiên cứu cho thấy khung lương cho cùng một vị trí là 13,000,000đ – 18,000,000đ. Hãy chọn 17,000,000đ hoặc 18,000,000đ. Đó sẽ là điểm khởi đầu thương lượng của bạn.
Bước 3: Hỏi!
Không ai có thể hỏi mức lương cao hơn cho bạn ngoại trừ bạn.
Bạn có thể cảm thấy không thoải mái khi đòi hỏi nhiều tiền hơn. Điều này hoàn toàn bình thường và tự nhiên, nhưng bạn phải hỏi.
Sau đây là đoạn hội thoại mà bạn có thể dùng trong một buổi nói chuyện riêng với sếp. Nó rất lịch sự và thể hiện sự tôn trọng với sếp bạn, nhưng cũng rõ ràng.
Mở đầu một cách thân thiện, dành cho sếp một lời khen, nói với sếp về điều mà bạn thích làm việc cùng anh ta, khiến anh ta cảm thấy thoải mái.
Tiếp đến hãy nói về thành tựu và cống hiến của bạn. Nhắc sếp nhớ đến những việc bạn hoàn thành xuất sắc.
Nói với sếp rằng bạn có những mục tiêu.
Và bây giờ là phần chính.
Và bạn DỪNG LẠI. Chờ sếp bạn phản hồi.
Bạn vừa truyền đạt thông điệp là bạn tin bạn xứng đáng với mức lương mới. Bạn cũng cho sếp biết một cách lịch sự rằng bạn có thể rời đi nếu bạn không đạt được mức lương đó.
Sếp bạn sẽ đồng ý với yêu cầu và đưa offer thấp hơn mức bạn đề ra hoặc là nói không. Nếu anh ta nói không, bạn không mất gì cả. Nếu anh ta đồng ý, bạn sẽ có mức lương cao hơn. Tuyệt vời!
Sẽ tuyệt vời nếu bạn nhận được mức lương cao hơn. Nếu không, đừng lo lắng. Khi bạn đã làm việc ít nhất một năm tại công ty này thì có lẽ là đã đến lúc bạn tìm một công việc khác để đạt được mục tiêu của mình.
Còn nhiều bí quyết hơn nữa bạn sẽ tìm thấy trong ebook “Bí quyết thương lượng lương cao hơn” mà tôi biên soạn. Hãy đăng ký ngay dưới đây để download ebook hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé!
Bạn muốn download file này?
Đăng ký với ITviec Blog để được gửi file ngay qua email bạn nhé!
Có câu chuyện hay thắc mắc nào về thương lượng lương mà bạn muốn chia sẻ? Hãy comment bên dưới, tôi sẽ trả lời tất cả.
Chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất,
Chris