31/08/2018, 15:23

Country Manager Knorex VN: Manager tốt xây dựng team mạnh với những X-men

“Manager xây dựng team dựa trên ĐIỂM MẠNH của từng thành viên, chứ không phải tập trung vào khắc phục điểm yếu. Giống như trong X-men: mỗi nhân vật có một khả năng đặc biệt vượt trội bổ sung cho nhau và cùng nhau tạo nên một team hùng mạnh.” Lê Trường Vĩnh Phú Lê Trường Vĩnh Phú ...

“Manager xây dựng team dựa trên ĐIỂM MẠNH của từng thành viên, chứ không phải tập trung vào khắc phục điểm yếu. Giống như trong X-men: mỗi nhân vật có một khả năng đặc biệt vượt trội bổ sung cho nhau và cùng nhau tạo nên một team hùng mạnh.” Lê Trường Vĩnh Phú

Lê Trường Vĩnh Phú là Country Manager của Knorex Việt Nam, một công ty công nghệ đầy hứa hẹn với các sản phẩm nhận diện hình ảnh, ký tự và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Anh đã có buổi chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân với độc giả ITviec.

Chào Phú, anh có thể giới thiệu về quá trình làm việc của mình?

Mình bắt đầu làm back end web developer tại một công ty outsourcing của Pháp khoảng 1,5 năm trước khi tốt nghiệp lớp tài năng đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh.

Rời trường đại học năm 2010, mình sang Singapore làm Research Assistant tại đại học NUS (National University of Singapore). Đến năm 2011 mình đầu quân cho Knorex.

Đến tháng 7 năm 2013, mình trở về Việt Nam mở chi nhánh và làm Country Manager của Knorex tại Việt Nam.

Vì sao anh quyết định sang Sing làm việc? Và làm thế nào anh có được cơ hội đó?

Thứ nhất muốn mở rộng tầm nhìn của mình ở một nước kinh tế phát triển. Thứ hai muốn có điều kiện học tập và nghiên cứu sâu hơn về khoa học máy tính.

Lúc đó may mắn vì cơ hội đến, mình cũng sẵn sàng các điều kiện như tiếng Anh, điểm số, kinh nghiệm lập trình, nên mình đã nắm bắt được cơ hội ra nước ngoài làm việc.

Anh có thể đưa ra 3 lời khuyên cho một developer muốn trở thành manager?

Đầu tiên, bạn nên bắt đầu sớm. Nếu là sinh viên bắt đầu đi làm ngay khi còn trong trường đại học. Bạn vừa có được một vài năm kinh nghiệm trước mọi người lại được tích luỹ những kiến thức lập trình thực tế.

Thứ hai, hiểu được đam mê và thứ mình muốn đạt được. Không cần phải cao siêu, ví dụ: bạn muốn trở thành developer giỏi, bạn muốn đi du học, bạn muốn tích luỹ được 1 tỷ trong vòng 5 năm,…Từ đó lên kế hoạch từng bước thực hiện.

Thứ ba là giao tiếp thường xuyên với bạn bè, đồng nghiệp. Developer ở Việt Nam không chỉ yếu tiếng Anh mà còn ít chịu khó giao tiếp và hay giấu điểm yếu. Mình cũng vậy và phải mất một thời gian cố gắng mình mới cải thiện được khả năng giao tiếp của mình.

Việc hiểu bản thân đã giúp anh trong công việc như thế nào?

Khi còn ở Singapore, mình từng nhận được những lời đề nghị tiếp xúc của những công ty lớn như Google, có môi trường làm việc tốt và những con người tài năng để mình học hỏi. Tuy nhiên mình biết đây không phải là điều mình muốn.

Mình luôn khâm phục khả năng chuyên môn và niềm đam mê của cộng đồng IT Việt Nam. Cái chúng ta thiếu chỉ là điều kiện phát triển. Chính vì vậy, mình muốn trở về Việt Nam, xây dựng một môi trường làm việc tốt, đầy thử thách để các developers có thể thoả sức học hỏi, sáng tạo và phát triển bản thân.

Hiểu bản thân mình giúp mình ra quyết định từ chối các cơ hội kia để trở về Việt Nam dễ dàng hơn.xmen

Anh đã đưa Knorex về Việt Nam như thế nào?

Đưa Knorex về Việt Nam là một thử thách lớn. Knorex cũng giống như McDonald, dù chi nhánh ở đâu cũng phải giữ được môi trường, phong cách làm việc và văn hoá của công ty. Mình cần chứng minh có thể làm được điều đó.

Điều này không chỉ đòi hỏi tinh thần trách nhiệm trong các vấn đề kỹ thuật mà còn là sự quan tâm đến tương lai và những khó khăn của công ty.

Ví dụ những đợt cải tổ trong công ty rất căng thẳng mình cũng cần đứng ra gánh vác trách nhiệm và hỗ trợ cho CEO. Những đêm trắng làm demo sản phẩm, những ngày cuối tuần, kể cả lễ tết ngồi bên máy tính, rất nhiều áp lực làm mình dễ mệt mỏi và nản. Tuy nhiên cũng nhờ đó mình xây dựng được lòng tin với ban lãnh đạo.

Một điểm nữa ở Sing khó tìm được nhiều developer giỏi về kỹ thuật như ở Việt Nam nên việc mở văn phòng ở Việt Nam là một bước đi có lợi cho Knorex.

Sai lầm lớn nhất anh mắc phải ở vị trí quản lý là gì?

Thời gian đầu thành lập Knorex Việt Nam, chỉ cần interview được ứng viên có chuyên môn kha khá là mình offer ngay, với suy nghĩ sẽ tập trung cải thiện những điểm yếu của họ sau. Mình đã sai.

Kết quả là hiệu suất của team đi xuống, managers mất nhiều thời gian. Các ứng viên này không phù hợp với team và sau một thời gian thì họ nghỉ.

Mấu chốt ở đây, mình đã không tự hỏi và trả lời: ĐIỂM MẠNH (strengths) của các ứng viên này là gì? Tìm người có điểm mạnh bổ sung cho các thành viên khác trong team sẽ đẩy team đi lên. Điểm mạnh mới chính là thứ manager cần phải nhìn thấy để ra quyết định tuyển dụng. Còn nhìn vào điểm yếu của từng người và nghĩ về cách để improve cho họ chỉ là thứ yếu.

Bài học của mình: manager phải build team dựa trên ĐIỂM MẠNH của từng thành viên, chứ không phải tập trung vào khắc phục điểm yếu. Giống như trong X­men: mỗi nhân vật có một khả năng đặc biệt vượt trội bổ sung cho nhau và cùng nhau tạo nên một team hùng mạnh.

Đó là một sự thay đổi lớn trong tư duy quản lý của mình.

Theo anh một developer có nên phấn đấu trở thành manager không?

Thực ra các bạn developer không nhất thiết phải trở thành một manager. Mình biết nhiều bạn không thích làm những việc như quản lý team, tương tác con người nhiều thì các bạn có thể trở thành một technical lead làm chuyên sâu về kỹ thuật.

Tuy nhiên nếu làm manager, trách nhiệm và tầm ảnh hưởng của bạn sẽ lớn hơn vì bạn trực tiếp quản lý con người, đưa ra các định hướng và quyết định quan trọng cho team.knxvn_office

Điều gì ở Knorex hấp dẫn đối với developer?

Khác với các công ty làm outsourcing, Knorex làm sản phẩm riêng nên các bạn được tham gia từ đầu tới cuối quy trình phát triển sản phẩm.

Knorex cũng rất chú trọng vào R&D, hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu khoa học ở Singapore, thường xuyên review, đánh giá các công trình nghiên cứu để phát triển thêm và triển khai ra sản phẩm thực tế.

Thêm nữa, mình quan niệm người quản lý đóng vai trò là facilitator khiến giữa manager và nhân viên không có khoảng cách. Môi trường làm việc đa quốc gia với những nhân viên đến từ nhiều nền văn hoá khác nhau cũng là một cơ hội tốt để các bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.

Anh có thể cho developer một lời khuyên?

Bạn hãy tập thói quen nhìn nhận điểm mạnh ở người khác, vì chúng ta thường giỏi phê bình hơn ghi nhận. Tập khách quan đánh giá bản thân mình, nhất là điểm yếu, vì chúng ta không giỏi trong việc tự phê bình. Đó là kỹ năng quan sát và nhận định cần thiết một manager tương lai cần có.

Cám ơn anh!

Cám ơn ITviec.

Bài Viết Liên Quan

Outsourcing startup nên có ít hay nhiều khách hàng...
Gây dựng ITviec cũng giống như sinh một đứa con...
Bài toán thị trường dành cho IT startup
Evolable Asia CTO: Lời khuyên cho bạn từ sai lầm c...
0