4 yếu tố của việc thiết kế game(Phần 4)
Ở phần cuối của bài viết này chúng ta sẽ đến với yếu tố cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng của việc thiết kế game , đó chính là cơ hội. Cơ hội là yếu tố cuối cùng của thiết kế game. Khi ta chơi, chúng ta sẽ tự tạo ra kế hoạch để kiếm vàng, tài nguyên, đánh bại kẻ địch, hoặc làm bất cứ ...
Ở phần cuối của bài viết này chúng ta sẽ đến với yếu tố cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng của việc thiết kế game , đó chính là cơ hội.
Cơ hội là yếu tố cuối cùng của thiết kế game. Khi ta chơi, chúng ta sẽ tự tạo ra kế hoạch để kiếm vàng, tài nguyên, đánh bại kẻ địch, hoặc làm bất cứ điều gì để đạt được mục đích của chúng ta. Tuy nhiên, không phải lúc nào kế hoạch đó sẽ thành công, kĩ năng chơi của chúng ta sẽ được kiểm tra triệt để khi chúng ta sẵn sàng thích nghi với những điều kiện mà không phải lúc nào nó cũng có sẵn trong kế hoạch. Bạn sẽ không thể thực hiện kế hoạch đó thành công tuyệt đối, nhưng nó vẫn phải được thực hiện trong tầm chiến lược của bạn.
Cơ hội hiện hữu trong game dưới nhiều dạng. Phổ biến nhất là xúc xắc, thẻ bài, hay là một cơ chế tạo ra những con số ngẫu nhiên, nhưng con người cũng tạo ra cơ hội của riêng họ ví dụ như việc đánh giá sai, việc đặt cược, hay những lối chơi không đoán được. Nếu không có những yếu tố này của con người, những game giống như cờ vua hoặc cờ tướng sẽ trở nên vô cùng chán vì kết quả của ván game sẽ luôn luôn không thay đổi.
Game là gì nếu thiếu cơ hội?
Một game thiếu đi cơ hội thì nó không khác gì một câu đố. Nó có thể được giải, và khi câu đố được giải, nó không còn cho ra được tính giải trí nào nữa. Đó là lý do vì sao các tờ báo phải đưa ra các câu đố mới mỗi ngày.
Vậy thì cơ hội ảnh hưởng tới game như thế nào? Tưởng tượng rằng nếu như tôi đưa cho bạn một cái bản đồ và bốn cây bút màu, và điều bạn cần làm là tô màu các quốc gia mà không để 2 quốc gia trùng màu chạm vào nhau. Đây là thứ mà bạn sẽ phải tốn thời gian để suy nghĩ đó. Nó dường như có thể làm bạn thấy thích thú những nó không phải là một game. Nó là một câu đố, và nó có lời giải.
Nếu như tôi thêm một yếu tố nho nhỏ vào đề bài của bạn là tôi sẽ tô một màu ngẫu nhiên vào quốc gia nào đó mỗi khi bạn tô xong, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn. Mặc dù kết quả vẫn giữ nguyên, nhưng bây giờ bạn sẽ phải để ý thêm một yếu tố nữa đến từ đề bài. Bạn không thể chỉ đơn thuần tô màu từng quốc gia nữa, mà bạn phải nghĩ đến việc tránh những quốc gia mà tôi đã tô.
Trò chơi đã không còn chỉ có một cách giải, nó trở thành một tập những cách giải . Trò chơi đã không thể được giải chỉ trong một nước đi đầu tiên, mỗi nước đi lại yêu cầu việc đánh giá lại game. Và tất nhiên trò chơi có thể trở nên không thể có cách giải và việc thắng là bất khả thi.
Đây là sự khác biệt chia tay giữa game và câu đố. Bạn cố gắng để đưa ra quyết định tốt nhất trong một thế giới luôn luôn thay đổi, và cái thay đổi đó là không thể đoán được. Bạn có thể tạo ra quyết định và tính toán sự lựa chọn này, nhưng quyết định chính xác thì chỉ ở một xác suất rất nhỏ.
Điều gì xảy ra ra nếu ta tạo cơ hội sai cách?
Tạo ra những cơ hội phù hợp với game là một điều cực kì khó. Bởi vì game là bài kiểm tra trực tiếp tới kĩ năng của người chơi, chúng ta đã tìm được qua thống kê rằng những người chơi có kĩ năng thấp (như là trẻ con hoặc không phải game thủ) yêu thích những trò chơi có yếu tố cơ hội ảnh hưởng nhiều, và người có kĩ năng cao (người chơi chuyên nghiệp) không thích nó. Điều này, cũng không ngạc nhiên lắm vì người chơi nào chả thích chiến thắng, và may mắn sẽ làm yếu tố kĩ năng ảnh hưởng ít đi.
Điều nguy hiểm nhất khi tạo cơ hội chính là nó có thể làm mất đi sự lựa chọn. Sự lựa chọn của người chơi có thể sẽ bị phụ thuộc vào kết quả của yếu tố ngẫu nhiên. Khi người chơi cảm thấy sự lựa chọn của họ là vô ích, họ sẽ cảm thấy ít hứng thú với trò chơi. Thử tưởng tượng rằng xác suất để người chơi xúc sắc ra được kết quả 1 trong toàn bộ trò chơi.
Dù với lý do gì, nguyên tắc cơ bản nhất là người chơi cần phải cảm nhận được khả năng chiến thắng và sự lựa chọn của họ có gây ảnh hưởng.
Kết hợp tất cả lại
Khi chúng ta tạo ra game, chúng ta sử dụng cả bốn yếu tố này, sắp xếp chúng theo yêu tố tầng lớp theo cách sau:
Một game là thứ để thử thách người chơi. Người chơi đưa ra sự lựa chọn để qua được thử thách đó, khi đó thêm các cơ hội vào để làm cho người chơi không thể đảm bảo rằng lựa chọn của họ là chính xác. Sựa lựa chọn làm thay đổi các trạng thái của game, do đó người chơi luôn phải đánh giá lại sự lựa chọn của mình trong mọi tình huống. Một khi người chơi đã đưa ra một lượng lớn sự lựa chọn. Trò chơi sẽ chỉ còn thắng hoặc thua.
Đây là những yếu tố quan trọng của game. Có những định nghĩa khác sẽ được tạo ra nên từ chúng, những ý tưởng như là sự khám phá, âm nhạc,... Tuy nhiên chúng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Chúng tăng cường sự trải nghiệm của game, nhưng chúng cũng không cần thực sự cần thiết đến game.
Tại sao phải quan tâm ?
Đây là câu hỏi đương nhiên là quan trọng nhất. Chúng ta đều biết là một trò chơi là gì, tại sao tốn thời gian để chia tách nó ra.
Đơn giản, bởi vì khá nhiều người trong chúng ta hiểu sai nó. Nhiều người thiết kế tạo ra game để phô trương sự thông minh của họ, nhưng thất bại trong việc hiểu rằng ý nghĩa của một trò chơi là để chơi. Ngay cả người thiết kế game có kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghiệp sản xuất game cũng không hiểu về nó, các cá nhân có cái tôi lớn không chịu được sự chỉ trích. Nhìn lại vào những game đã thất bại thảm hai, bạn sẽ thấy được chỗ nào đã không tuân theo những yếu tố trên.
Vì vậy trước khi các bạn tạo ra game của mình, hay nghĩ về việc nó hướng đến cái gì. Thiết kế game là một phạm trù rất lớn và phức tạp, và bạn sẽ cần phải đánh giá câu truyện của mình, âm nhạc, hình ảnh, và hàng triệu thứ khác. Nhưng nếu bạn thất bại ở phần cốt lõi của game, nền móng không tốt, thì giống như việc bạn xây nhà trên cát vậy, nó sẽ dần dần sụp đổ thôi. Chúc các bạn thành công. Cảm ơn các bạn đã đón đọc series này.
REF: https://gamedevelopment.tutsplus.com/tutorials/four-elements-of-game-design-2--cms-25628