6 Nguyên tắc vàng để tạo nên một hình ảnh QA tuyệt vời
Bạn có biết điều gì khiến bạn muốn đi làm, ngay cả khi công việc của bạn không trôi chảy hoặc không đem lại hứng thú? Bạn có biết điều gì giữ cho bạn luôn mạnh mẽ khi tất cả các trường hợp bạn test đều fail và mọi người luôn hỏi bạn có chuyện gì đang xảy ra. Nhưng cuộc sống như một nhà tâm lý học ...
Bạn có biết điều gì khiến bạn muốn đi làm, ngay cả khi công việc của bạn không trôi chảy hoặc không đem lại hứng thú? Bạn có biết điều gì giữ cho bạn luôn mạnh mẽ khi tất cả các trường hợp bạn test đều fail và mọi người luôn hỏi bạn có chuyện gì đang xảy ra. Nhưng cuộc sống như một nhà tâm lý học dạy chúng ta nhiều điều về con người, sự tương tác của họ với các thành viên, cách thức ra quyết định và thực hiện nó. Tôi chú ý đến bản thân mình và những gì khiến tôi hạnh phúc ngay cả khi những ngày không may mắn. Điều này đã giúp tôi đưa ra một danh sách các nguyên tắc này. Bất cứ khi nào một cái gì đó tôi cảm thấy không đúng, tôi tự hỏi mình như thế nào để vượt qua khó khăn và rồi tôi cố gắng áp dụng những nguyên tắc này sang những ngày khác của tôi. Chúng đã giúp tôi rất nhiều, Vậy, hãy tự mình thử nghiệm và cho tôi biết nó đã giúp ích cho bạn như thế nào!
Nguyên tắc #0 | Hãy cởi mở Bị mắc kẹt với một ứng dụng cũ? Cùng với những công nghệ đã lâu đời Thật khó để chấp nhận sử dụng mọi thứ trong một ứng dụng cũ. Nhưng mọi người đã làm ra nó bằng tất cả sức mình và đó là điều chúng ta cần ghi nhớ. Họ chọn một kỹ thuật, công cụ, nền tảng, ngôn ngữ hoặc phương thức tốt nhất mà họ nghĩ đến. Trước khi từ bỏ công nghệ, hãy hiểu ngữ cảnh của các lựa chọn trong quá khứ và xem liệu nó có thể được sử dụng một cách tốt hơn hay không.
Nguyên tắc #1 | Chuẩn bị cho tương lai Chuẩn bị mọi thứ cho tương lai. Kiểm tra những tài liệu mà hệ thống của bạn cần dùng trong suốt vòng đời của nó.
Tìm hiểu làm thế nào để viết các testcase. Tìm hiểu làm thế nào để đọc hiểu chúng một cách tốt nhất. Chia sẻ kiến thức đó và dạy người khác làm thế nào để đọc và viết các testcase. Xem xét các tài liệu và xóa các testcase đã không còn hữu ích. Thay đổi các phương thức test khi cần thiết - Đừng quá máy móc.
Nguyên tắc #2 | Suy nghĩ lớn Thiết kế kế hoạch test của bạn tiến xa hơn so với những tiêu chí của người dùng ở mức chấp nhận. Khi thiết kế một kịch bản test, bạn phải hiểu được quá trình phát triển và sử dụng của ứng dụng. Không sử dụng các kịch bản test ngắn hạn theo kiểu tập trung. Khi đối mặt với một trường hợp test, hãy thử tự mình đặt ra vài câu hỏi: “ Tôi sẽ test trường hợp này bao nhiêu lần và trong bao lâu?””Mật độ test như thế nào? đối với test unit, test service hoặc test UI?”
Nguyên tắc #3 | Suy nghĩ khôn ngoan Đừng tự động hóa tất cả mọi thứ chỉ vì bạn biết cách làm và trông nó thật ngầu khi bạn dùng tool Thật khó để cưỡng lại cảm giác bạn không cần phải dùng tay mình để test các chức năng của sản phẩm, tuy nhiên bạn có thực sự cần phải tự động hóa nhiều như thế? Nếu bạn viết quá nhiều testcase, testplan, bạn sẽ phải làm thêm rất nhiều so với việc test thủ công, vì vậy, hãy suy nghĩ kỹ trước khi bạn tự động hóa bất kỳ thứ gì đó!
Nguyên tắc # 4 | Giữ bình tĩnh Red build không phải là một điều gì đó quá tệ. Chừng nào bạn có thể nói lý do tại sao nó là Red. Nếu bạn không thể làm điều đó thì đừng ngủ quyên trên các nguyên tắc # 1, # 2 và # 3. Hãy tự hỏi, “build pipeline của chúng ta có thực sự là một pipeline?” hoặc “Bạn có chắc chắn biết rằng những thay đổi nào đã tạo nên sự thất bại đó?”.
Nguyên tắc # 5 | Hãy nhẹ nhàng
Xử lý test automation code của bạn với tất cả sự tôn trọng mà app code của bạn xứng đáng. Không có test code base và dev code base. Họ tương tự nhau nhưng thứ mà họ muốn và cần tập trung phát triển lại khác nhau. Và họ luôn tồn tại khi hệ thống tồn tại.
Đây là những nguyên tắc của tôi để trở thành một QA tuyệt vời tại nơi làm việc. Bạn đã từng nghĩ đến điều gì ? Dành chút thời gian và cho tôi biết bạn đã rút ra được những kinh nghiệm nào! Bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên với một tờ giấy note hay một tờ giấy A4 cũng đủ để biến một ngày tồi tệ của bạn thành một ngày tuyệt vời. Bài viết được dịch lại từ nguồn: https://www.thoughtworks.com/insights/blog/6-golden-principles-be-awesome-qa