7 đồng tiền số được dự đoán sẽ “gây bão” trong năm 2018
Sau đây là danh sách 7 đồng tiền số tăng mạnh lớn hơn cả bitcoin trong năm vừa qua được các chuyên gia dự đoán sẽ “gây bão” trong năm 2018. Litecoin (LTC) Vốn hóa thị trường: 17,23 tỷ USD Mức tăng trưởng trong năm 2017: 4.800% Người sáng lập: Cựu nhân ...
Sau đây là danh sách 7 đồng tiền số tăng mạnh lớn hơn cả bitcoin trong năm vừa qua được các chuyên gia dự đoán sẽ “gây bão” trong năm 2018.
Litecoin (LTC)
Vốn hóa thị trường: 17,23 tỷ USD
Mức tăng trưởng trong năm 2017: 4.800%
Người sáng lập: Cựu nhân viên Google – Charlie Lee
Đặc điểm: Nếu bitcoin được coi như một loại vàng số thì litecoin giống như một loại bạc số.
Ra đời năm 2011, litecoin được quảng cáo như một lựa chọn thay thế cho bitcoin. Charlie Lee đã cắt giảm phần lớn thời gian xác thực giao dịch mới và thay đổi cách thức đào để đảm bảo tất cả mọi người đều có thể tham gia. “Tầm nhìn của tôi là mọi người sẽ sử dụng litecoin mỗi ngày để mua đồ. Nó sẽ chỉ là một cách thức thanh toán”.
Litecoin cũng được thiết kế để có thể tạo ra nhiều coin hơn. Giới hạn cung của đồng tiền này là 84 triệu đồng – gấp 4 lần bitcoin. Hiện nay, khoảng 54 triệu đồng litecoin đã được khai thác.
Monero (XMR)
Vốn hóa thị trường: 4,84 tỷ USD
Mức tăng trưởng trong năm 2017: 1.930%
Người sáng lập: Tương tự với bitcoin, người sáng lập Monero là ẩn danh
Đặc điểm: Với Monero, mọi chi tiết trong giao dịch trong đó bao gồm cả người gửi, người nhận, kích thước, đều được ghi lại trong một sổ cái nhưng ở dạng rời rạc. Sử dụng Monero, trên lý thuyết, không có cách nào cho bất kỳ ai có thể chắp nối thông tin người gửi, người nhận và kích thước giao dịch.
Chính vì lý do đó, Monero là đồng tiền yêu thích của các nhóm tội phạm mạng. Những kẻ hacker đằng sau vụ tấn công WannaCry yêu cầu thanh toán tiền chuộc bằng Monero. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu chuyển vốn mà không muốn đối thủ biết thông tin hoặc đơn giản là một ai đó không muốn công khai thông tin giao dịch và bảng cân đối kế toán của mình.
Mới đây, phía Monero cho biết có 45 ca sĩ trong đó bao gồm cả Lana Del Ray, Sia và Dolly Parton sẽ chấp nhận Monero.
Hiện có khoảng 15.,5 triệu đồng XMR trong lưu thông và không có giới hạn cung.
Neo
Vốn hóa thị trường: 2,6 tỷ USD
Mức tăng trưởng trong năm 2017: 24.685%
Người sáng lập: Da Hongfei – CEO Onchain và là người truyền bá về tiền số ở Trung Quốc cùng với Erik Zhang
Đặc điểm: Neo là phiên bản đồng ethereum của Trung Quốc. Mới đây trong cuộc trò chuyện với CNBC, nhà sáng lập Neo cho biết: “Có một quả bong bóng trong ngành này, nhưng nó ổn. Mọi công nghệ có tính cách mạng đều là bong bóng, như tàu hỏa hay tự động hóa”. Neo ra đời khá sớm từ năm 2014 với tên gọi “antshares”.
Ripple
Vốn hóa thị trường: 11,22 tỷ USD
Mức tăng trưởng trong năm 2017: tăng 3.803%
Người sáng lập: Nhà phát triển web Ryan Fugger, doanh nhân Chris Larsen và nhà lập trình Jed McCaleb
Đặc điểm: Cựu nhà phát triển bitcoin phát hành công ty phần mềm Ripple vào năm 2012 và đồng tiền số ripple (XRP) được coi như một truyền nhân logic của bitcoin.
Tờ New York Times từng mô tả Ripple là “một sự kết hợp giữa Western Union và sàn giao dịch tiền tệ không mất phí” bởi vì nó không chỉ là một loại tiền tệ mà còn là một hệ thống mà bất kỳ loại tiền tệ nào, kể cả bitcoin có thể giao dịch trên đó. “Ripple kết nối các ngân hàng, nhà cung cấp thanh toán, sàn giao dịch tiền số và các doanh nghiệp thông qua RippleNet để cung cấp một trải nghiệm gửi tiền không mất phí trên toàn cầu”, nhóm sáng lập giải thích. Đến nay, Ripple đã cấp phép công nghệ blockchain của nó cho hơn 100 ngân hàng.
Khối lượng tiền số trong lưu thông hiện nay của Ripple khoảng 38,7 tỉ đồng trong tổng số nguồn cung tối đa là 100 tỷ đồng.
IOTA (MIOTA)
Vốn hóa thị trường: 12,66 tỷ USD
Mức tăng trưởng trong năm 2017 (bắt đầu giao dịch từ tháng 6): tăng 623%
Người sáng lập: Một nhóm bao gồm các doanh nhân, nhà toán học và khoa học máy tính David Sønstebø, Sergey Ivancheglo, Dominik Schiener, và Dr. Serguei Popov
Đặc điểm: Lợi ích lớn nhất của IOTA đó là không có phí giao dịch, thợ mỏ hay khối. Người thực hiện một giao dịch sẽ đồng thời là thợ mỏ để xác minh cho 2 giao dịch khác. Do đó người sở hữu IOTA đồng thời là thợ mỏ IOTA.
Về cơ bản, IOTA tập trung vào mục tiêu trở thành xương sống cho mạng lưới thanh toán máy – máy trong nền kinh tế IOT và là đồng tiền số đầu tiên được tạo ra mà không cần sử dụng blockchain. Thay vào đó, IOTA được hình thành dựa trên một kiến trúc sổ cái phân quyền có tên là “The Tangle” – một sáng kiến cho phép IOTA đạt được 3 mốc quan trọng: giao dịch không tốn chi phí, giao dịch ngoại tuyến và khả năng mở rộng vô hạn. Cũng nhờ tính đơn nhất đó, mặc dù có đà tăng chỉ bằng một nửa bitcoin trong năm vừa qua, giới chuyên gia vẫn đặt nhiều hy vọng vào IOTA sẽ tiếp tục “gây bão” trong năm 2018
Nguồn cung tối đa của IOTA là dưới 2,8 tỷ đồng và đã được khai thác tối đa.
Techtalk Via GenK