8 công việc lương cao nhất ngành IT (updated 2018)
ITviec tổng hợp những công việc lương cao nhất trong ngành IT hiện nay nhằm giúp bạn: Hiểu thêm về thị trường và các cơ hội việc làm Biết những kỹ năng, kiến thức cần chuẩn bị để ứng tuyển thành công Trau dồi chuyên môn với những tài liệu “chất” nhất Xem việc làm Developer ...
ITviec tổng hợp những công việc lương cao nhất trong ngành IT hiện nay nhằm giúp bạn:
- Hiểu thêm về thị trường và các cơ hội việc làm
- Biết những kỹ năng, kiến thức cần chuẩn bị để ứng tuyển thành công
- Trau dồi chuyên môn với những tài liệu “chất” nhất
Xem việc làm Developer “chất” trên ITviec
1. PROJECT MANAGER
Quy trình phối hợp với các team của Project Manager
Project Manager là một trong những công việc lương cao nhất trong ngành IT. Chức danh này thường có ở các công ty Outsourcing với những trách nhiệm chính như sau:
- Lập kế hoạch, quy trình làm ra sản phẩm phần mềm theo yêu cầu hoặc nhu cầu của khách hàng.
- Sắp xếp quy trình, lịch làm việc của Developer, Tester và những vị trí liên quan, giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng và giao sản phẩm đúng hạn.
- Theo dõi, kiểm soát công việc hằng ngày của từng thành viên trong team.
- Giao tiếp với khách hàng, bao gồm báo cáo tiến độ, tình hình những phần việc đã hoàn thành, những lỗi đang gặp phải để có phương án giải quyết.
- Quản lý chiến lược cho Team, bao gồm đưa ra mục tiêu, định hướng và quản lý rủi ro cho những dự án tiếp theo.
Mức lương của Project Manager?
Lương cho vị trí Project Manager thường dao động từ 1000-3000 USD. Đặc biệt, những vị trí Project Manager onsite ở nước ngoài có thể được trả đến 5000 USD hoặc thậm chí cao hơn.
Những kỹ năng cần có của một Project Manager là gì?
1. Kỹ năng quản lý dự án
Bao gồm lập quy trình công việc chi tiết và lên thời gian hoàn thành các giai đoạn để giao sản phẩm đúng deadline.
Chẳng hạn, bạn cần phải sắp xếp các phần việc theo mức độ ưu tiên và nêu rõ người chịu trách nhiệm cho từng phần để đảm bảo mọi người không làm trùng việc của nhau và công việc được làm xong đúng thời hạn.
2. Kỹ năng lập kế hoạch
Cần phải có một Action Plan cụ thể từ ngày đầu dự án cho đến ngày cuối cùng giao sản phẩm. Không nên để lúc thì các Dev phải làm quá nhiều việc, lúc thì họ phải ngồi chơi.
3. Kỹ năng quản lý thời gian
Phải thật chặt chẽ, chia việc đều cho từng khoảng thời gian cụ thể, tránh để những yếu tố bên ngoài như các kỳ nghỉ lễ, tiệc tùng… ảnh hưởng đến năng suất.
4. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp tốt với khách hàng, bao gồm lắng nghe kỹ yêu cầu của họ và xem chi tiết phản hồi của họ để chỉnh sửa sản phẩm cho đúng.
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề khi gặp sự cố, bao gồm phân tích nguyên nhân rồi tìm giải pháp thích hợp qua các case study, kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
Những cuốn sách hay dành cho Project Manager
- Project Management Body of Knowledge (PMBOK): là cuốn sách kinh điển dành cho những bạn muốn trở thành Project Manager chuyên nghiệp.
- Head First PMP: tổng hợp tài liệu để bạn chuẩn bị cho kỳ thi lấy chứng chỉ PMP (Project Management Professional) của Project Management Institute (Mỹ).
- PMP Preparation Exam: tập hợp những bài thi cho kỳ thi PMP.
- The One Minute Manager (Vị Giám đốc Một phút): Cuốn sách của Ken Blanchard và Spencer Johnson được dịch sang tiếng Việt, do Công ty First News – Trí Việt phát hành, cho bạn những hướng dẫn về quản lý con người rất hay và dễ áp dụng.
- Applied Software Project Management: cung cấp nhiều công cụ, kỹ thuật và bài tập để bạn thực hành quản lý một software project.
- 97 Things Every Project Manager Should Know: cung cấp đầy đủ những kỹ năng để Project Manager quản lý dự án thành công
Xem ngay công việc Project Manager tại ITviec
2. PRODUCT OWNER
Định nghĩa về vị trí Product Manager của Martin Eriksson @MindTheProduct
Product Owner, còn được gọi là Product Manager, cũng là một công việc lương cao trong ngành IT.
Khác với Project Manager, Product Owner chỉ tập trung phát triển một “sản phẩm” (website, phần mềm, v.v…). Vì vậy, chức danh này thường gặp trong công ty Product.
Product Owner thường làm những công việc sau:
- Lên kế hoạch chi tiết xây dựng sản phẩm, bao gồm code, thiết kế, định hướng nội dung, v.v…
- Quản lý, phân công công việc cho các team Development, Design và phối hợp với team Marketing, Sales… thực hiện kế hoạch trên.
- Nghiên cứu nhu cầu người dùng để lập kế hoạch thay đổi, nâng cấp, sửa chữa sản phẩm.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan như Sales, Marketing, chăm sóc khách hàng (CS)… để nghe phản hồi từ người dùng và điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp.
Product Owner cũng chính là người phải trả lời các câu hỏi “Tại sao phải có sản phẩm này?” “Nên có gì trong sản phẩm?” và “Khi nào thì nên ra mắt sản phẩm?” trước khi các Developer, Engineer bắt đầu công việc.
Mức lương của Product Owner?
Product Owner nhận lương trung bình từ 1200-3000 USD hoặc cao hơn (tùy quy mô, tính chất của sản phẩm).
Những kỹ năng cần thiết của một Product Owner là gì?
1. Kỹ năng quản lý hiệu quả hoạt động (performance) của sản phẩm..
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề (problem-solving skill), bao gồm tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề, đưa ra các giải pháp, đánh giá và lựa chọn giải pháp.
3. Kiến thức tổng quát về tất cả các khía cạnh của sản phẩm, từ thiết kế và trải nghiệm người dùng đến code và cấu trúc dữ liệu.
4. Kỹ năng giao tiếp để tương tác tốt với các team liên quan.
5. Kỹ năng nghiên cứu hành vi người dùng để đáp ứng nhu cầu của họ.
Những tài liệu hữu ích dành cho Product Owner:
- Software Product Management Essentials: cuốn sách chia sẻ các tip, kỹ năng và case study cần thiết để quản lý một Product.
- Agile Product Management with Scrum: cuốn sách gồm những case study giúp các Product Manager tạo ra những product thành công với Scrum.
- Making It Right: Product Management For A Startup World: cuốn sách cung cấp những kỹ năng, kinh nghiệm thực tế và các framework, bảng biểu để bạn thực hành làm một Product Manager thực thụ.
- Introduction to Software Product Management: là khóa học online miễn phí của Đại học Alberta (Canada) giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng và vai trò của một Software Product Manager.
- Agile Planning for Software Products: là một khóa học miễn phí khác của Đại học Alberta, hướng dẫn cách lập kế hoạch, quy trình cho một Software Product theo phương pháp Agile.
Xem ngay công việc Product Owner tại ITviec
3. SOFTWARE ARCHITECT
“Công trình” hằng ngày của một Software Architect
Software Architect là “cánh tay phải” của một công ty Product, được xem như “kiến trúc sư” xây dựng kiến trúc tổng thể của phần mềm và phương thức hoạt động cho phần mềm đó. Công việc cụ thể gồm:
- Phân tích phần mềm thành một nhóm module / thành phần nhỏ.
- Tạo sự liên kết giữa các thành phần đó với nhau, giúp chúng kết hợp làm việc trơn tru.
- Xây dựng hạ tầng để đáp ứng yêu cầu của các module / thành phần trên gồm bảo mật (security), tiến trình xử lý (transaction), và quản lý lỗi (error handling).
- Thẩm định kiến trúc đã tạo ra.
- Định hướng cho các thành viên trong team để họ làm đúng theo cấu trúc đã xây nên.
Vì số lượng các công ty Product ở Việt Nam ngày càng tăng, vị trí Software Architect cũng trở nên phổ biến hơn. Do đó, nếu bạn yêu thích công việc này, hãy chuẩn bị kiến thức và kỹ năng cần thiết nhé.
Mức lương của Software Architect?
Software Architect có mức lương trung bình từ 2000-4000 USD. Các Software Architect onsite ở nước ngoài có thể nhận mức lương lên đến 6000 USD.
Developer cần những gì để trở thành Software Architect?
1. Làm việc nhiều với kiến trúc tổng thể của một sản phẩm để có cái nhìn toàn diện về nó và phát triển dần cách tư duy của một Software Architect.
2. Nắm vững kiến thức về một công nghệ, bao gồm cú pháp ngôn ngữ lập trình, APIs, frameworks, các mẫu thiết kế, nguyên lý, kiểm thử… để trở thành một chuyên gia kỹ thuật về nó.
3. Có kiến thức nền tảng về các công nghệ liên quan để hỗ trợ cho việc xây dựng kiến trúc cho sản phẩm.
4. Tính quyết đoán để đưa ra quyết định hợp lý về công nghệ, kỹ thuật cho sản phẩm.
5. Khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt được tầm nhìn vào thiết kế đó.
6. Khả năng lãnh đạo vì phải đưa ra tầm nhìn tốt cho hệ thống và tạo động lực cho team làm việc, lắng nghe, dẫn dắt họ.
Các tài liệu hữu ích dành cho Software Architect
- Domain-Driven Design: là cuốn sách giới thiệu hướng thiết kế cho những hệ thống lớn.
- Patterns of Enterprise Application Architecture: cuốn sách cung cấp nhiều pattern phù hợp để phát triển hệ thống lớn.
- Software Architecture Patterns: e-book miễn phí này chia sẻ cách vận hành, ưu khuyết điểm của nhiều pattern thường gặp trong công việc của một Software Architect.
- Software Architecture in Practice: là quyển sách đã đạt nhiều giải thưởng, hướng dẫn những Software Architect tương lai cách kiến tạo một sản phẩm chi tiết nhất.
- Software Architecture & Design: khóa học online miễn phí trong 2 tháng trên trang Udacity hướng dẫn những kiến thức cơ bản trong việc kiến tạo và thiết kế các hệ thống phần mềm.
Xem ngay công việc Software Architect tại ITviec
4. IT MANAGER
Vị trí IT Manager thường gặp ở các công ty có lĩnh vực kinh doanh chính ngoài ngành IT. Công việc của IT Manager thường bao gồm:
- Lên kế hoạch, tổ chức, và quản lý hạ tầng và nhân viên để đảm bảo hạ tầng IT của công ty vận hành ổn định và an toàn.
- Phân tích nhu cầu mạng máy tính và góp phần thiết kế kiến trúc, tích hợp, và lắp đặt mạng.
- Duy trì phần cứng và phần mềm của mạng.
- Làm việc với người dùng để đảm bảo nền tảng hệ thống máy tính đáp ứng được nhu cầu của họ.
- Thiết lập và kiểm soát quyền truy cập hệ thống, đảm bảo an ninh và bảo mật cho hệ thống.
- Hỗ trợ và hướng dẫn người dùng sử dụng và quản trị mạng nội bộ.
- Duy trì sự ổn định cho hệ thống, tối ưu sử dụng tài nguyên, cài đặt và kiểm tra các bản nâng cấp phần mềm.
- Đào tạo, phân công, và giám sát công việc của các nhân viên trong nhóm.
- Tư vấn, soạn thảo các quy trình, quy định trong phạm vi công việc.
Mức lương của IT Manager?
IT Manager là một trong những công việc lương cao trong ngành IT. Mức lương cho vị trí này thường dao động từ 1000 USD đến 2000 USD.
Các kỹ năng cần có của IT Manager là gì?
1. Nắm vững kiến thức về hệ thống hạ tầng IT.
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề, bao gồm tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề, đưa ra các giải pháp, đánh giá và lựa chọn giải pháp.
3. Khả năng giao tiếp và kết nối tốt với các phòng ban để hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ.
4. Khả năng làm việc nhóm hiệu quả.
Tài liệu dành cho IT Manager
- IT Infrastructure Architecture: Infrastructure building blocks and concepts: cuốn sách của Sjaak Laan giải thích các khái niệm, lịch sử và cách thực hiện một cơ sở hạ tầng IT mạnh và ổn định.
- CIO Paradox: Battling the Contradictions of IT Leadership: cuốn sách rất thú vị và bổ ích nếu bạn đặt mục tiêu ở thành CIO – Chief Information Officer.
Xem ngay công việc IT Manager tại ITviec
5. FULL-STACK DEVELOPER
Full-stack Developer là người có khả năng làm cả Front-end lẫn Back-end của sản phẩm. Những công việc thường làm bao gồm:
- Làm việc với những Developer khác để xác định các kiến trúc lập trình, các giải pháp tốt nhất nhằm đáp ứng yêu cầu công việc.
- Lên kế hoạch, code, test, và triển khai sản phẩm.
- Code cả front-end và back-end cho sản phẩm.
- Review code và test sản phẩm trước khi deploy
- Fix bug khi xảy ra lỗi.
Mức lương của Full-stack Developer?
Với mức lương thường dao động từ 1000 USD đến 2500 USD, Full-stack Developer góp mặt trong danh sách những công việc lương cao nhất ngành IT.
Full-stack Developer cần có những kỹ năng gì?
1. Làm tốt các công việc liên quan đến front-end (HTML, CSS, JavaScript, frameworks/thư viện).
2. Thông thạo một trong những ngôn ngữ lập trình back-end.
3. Kỹ năng phân tích, xác định và giải quyết vấn đề, bao gồm tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề, đưa ra các giải pháp, đánh giá và lựa chọn giải pháp.
4. Kỹ năng giao tiếp tốt để làm việc với các bên liên quan.
5. Tính ham học hỏi, liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới.
Một số tài liệu hay dành cho Full-stack Developer
- Trang web Mozilla Developer Network có nhiều links dẫn đến các tutorials miễn phí về HTML, CSS, và JavaScript ở mức độ cơ bản, trung cấp, và nâng cao.
- Learning JavaScript Design Patterns là cuốn sách của Addy Osmani dành cho những lập trình viên muốn nâng cao kiến thức về design patterns và cách áp dụng chúng vào ngôn ngữ lập trình JavaScript.
- jQuery Succinctly: e-book miễn phí của Cody Lindley trình bày ngắn gọn những khái niệm thiết yếu cho việc lập trình jQuery ở mức độ trung cấp và cao cấp.
- Patterns of Enterprise Application Architecture: cuốn sách của Martin Fowler cung cấp nhiều pattern phù hợp để phát triển hệ thống lớn.
Xem ngay công việc Full-stack Developer tại ITviec
Full Stack Developer là gì? Có lợi ích gì cho sự nghiệp của bạn?
Bạn muốn thành công? Hãy là một Full-Stack Developer với thái độ tốt
6. DEVOPS ENGINEER
Mô tả công việc của một DevOps
Nhờ tính năng động và kiêm nhiệm, DevOps Engineer là một trong những công việc được trả lương tốt nhất ngành IT hiện nay. Nhiệm vụ chính của vị trí này thường bao gồm:
- Xây dựng, thiết kế hệ thống để các team Development, Testing và Operation làm việc trơn tru, xuyên suốt, tối ưu hóa vòng đời phát triển phần mềm (SDLC – Software Development Life Cycle), tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm.
- Phối hợp với các team trên trong các giai đoạn khác nhau của phát hành sản phẩm, bao gồm: Build (xây dựng), Deploy (triển khai), Test (kiểm thử), và Continuous Improvement (cải tiến liên tục).
- Khắc phục sự cố và duy trì hệ thống phần mềm hàng ngày.
- Liên tục nghiên cứu, đánh giá và làm việc với các công nghệ mới để tối đa hóa hiệu quả của phần mềm.
- Sử dụng các công cụ DevOps, điện toán đám mây, hạ tầng… để tăng hiệu quả đầu ra của sản phẩm.
Mức lương của DevOps Engineer?
DevOps Engineer là một công việc lương cao trong ngành IT, với mức lương trung bình vào khoảng 1000-2500 USD.
Chân dung một DevOps Engineer
1. Có khả năng làm việc với nhiều công nghệ và sử dụng thành thạo các công cụ để phục vụ nhiều quy trình.
2. Có khả năng code, script, deploy và test vì phải phối hợp với tất cả các team trong quy trình làm sản phẩm.
3. Có khả năng làm việc sâu sát với hệ thống để đảm bảo sự kết nối xuyên suốt trong quá trình thực hiện.
4. Có khả năng quản lý dữ liệu với lượng data khổng lồ, liên quan tới nhiều team và nhiều công việc khác nhau.
5. Có kỹ năng làm việc cross-team. Đây là kỹ năng quan trọng nhất của một DevOps Engineer vì công việc này đòi hỏi khả năng làm việc nhóm rất cao.
Điều mà bất kì DevOps Engineer nào cũng phải ghi nhớ là khả năng kỹ thuật không làm nên vị trí này mà phải có tư duy DevOps để phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa các team và các giai đoạn làm sản phẩm.
Những e-book miễn phí dành cho DevOps Engineer
- DevOps For Dummies: giúp bạn hiểu những khái niệm cơ bản về nghề DevOps.
- From Agile to DevOps at Microsoft Developer Division: cung cấp các tool, case, và hướng dẫn cho những công ty chuyển từ phương pháp Agile sang DevOps.
- How to Enhance IT Support with DevOps: hướng dẫn bạn cách làm việc cross-team khi áp dụng phương pháp DevOps.
- The DevOps Toolchain: hướng dẫn chi tiết về các tool hữu ích cho DevOps.
Xem ngay công việc DevOps tại ITviec
DevOps là gì? P/v DevOps Engineer Giao Hàng Nhanh
DevOps Engineer là gì, có phải Sysadmin “kiểu mới” không?
7. TESTER
Định nghĩa về Tester và Developer theo blogger QA- QC Arena
Tester (Chuyên viên Kiểm thử Phần mềm) là người chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của phần mềm/ứng dụng trước khi đưa vào sử dụng hoặc bàn giao cho khách hàng. Đây là công việc “hot” do nhu cầu tuyển dụng rất cao.
Tùy dự án, giai đoạn và loại Testing (Manual hay Automation) mà công việc của mỗi Tester có thể sẽ rất khác nhau.
Công việc cụ thể của Manual Tester:
- Nhận yêu cầu của khách hàng.
- Thiết kế Test Case.
- Tiến hành các Test Case.
- Báo cáo lỗi và kết quả Testing để Developer sửa.
Công việc cụ thể của Automated Tester:
- Nhận yêu cầu khách hàng.
- Viết script cho trường hợp kiểm thử.
- Tiến hành theo script.
- Debug lỗi.
- Báo cáo lỗi và kết quả Testing.
Con đường sự nghiệp: vị trí ban đầu là Tester (chuyên viên kiểm thử phần mềm), rồi đến Test Leader, Test Manager và Test Director.
Tester vs QC vs QA?
Cả Tester và QC (Quality Control), QA (Quality Assurance) đều nằm trong nhánh nghề nghiệp về kiểm định và quản lý chất lượng. Tuy nhiên, 3 công việc này có sự khác biệt với nhau, cụ thể:
- Tester: chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra phần mềm, tìm kiếm các lỗi, thiếu sót trong sản phẩm trong quá trình thực thi hệ thống để Developer sửa lại, làm việc độc lập với team QC và QA.
- QA: giám sát, quản lý và ban hành tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm, cũng như quyết định phương pháp và tool nào để kiểm tra.
- QC: kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm giữa các công đoạn sản xuất và ở khâu thành phẩm, là người thực thi kế hoạch của QA.
Mức lương của Tester
Trái với suy nghĩ của nhiều người, Tester là một công việc lương cao trong ngành IT, trung bình từ 500-2000 USD. Automated Test Developer giỏi thậm chí có thể được trả đến 3000 USD.
Kỹ năng và kiến thức cần cho một Tester
1. Phương pháp test cho từng case cụ thể tương ứng với từng domain, quy trình, sản phẩm, khách hàng, loại lỗi, đòi hỏi Tester phải nắm vững kiến thức cơ bản về phần mềm và kinh nghiệm test đa dạng sản phẩm.
2. Tư duy phân tích và tư duy logic từ nhiều góc độ để tìm ra được những lỗi ẩn sâu trong sản phẩm.
3. Luôn tò mò, đặt câu hỏi để nhìn ra được những vấn đề mà ngay cả các Developer còn thiếu sót trong sản phẩm.
4. Kỹ năng học hỏi nhanh để thích ứng với nhiều vấn đề lỗi trong các domain, công nghệ mới.
5. Tính tỉ mỉ để xác định chính xác mọi lỗi nhỏ trong từng dấu chấm, dấu phẩy và sự logic của thông điệp, hình ảnh.
6. Kỹ năng giao tiếp khéo léo để truyền tải được ý nghĩa của việc kiểm thử đến các team liên quan.
Những tài liệu hay dành cho Tester
- Blackbox Software Testing Course (BBST): là khóa học online cung cấp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về Testing.
- uTest University courses: các khóa học online về Software Testing từ cơ bản đến nâng cao.
- MinistryOfTesting: trang web có các khóa học online chất lượng giúp Software Testers nâng cao tay nghề.
- Guru99: trang web cung cấp nhiều tutorial miễn phí cho Tester.
- Blog Developsense.com của Michael Bolton về mọi vấn đề của Testing.
- Blog Satisfice.com của James Bach cung cấp sách, video, tutorial hữu ích cho Tester.
- StickyMinds.com của TechWell cập nhật tin tức, resource và các câu hỏi về nghề.
- Testingvn và VNTester.com là hai forum giúp bạn hỏi đáp và cập nhật tin tức về nghề.
Xem ngay công việc Tester tại ITviec
8. BRIDGE SYSTEM ENGINEER
Bridge System Engineer (BrSE – kỹ sư cầu nối) là người làm nhiệm vụ kết nối “team nhà” với khách hàng, đảm bảo hai bên thông hiểu nhau và việc hợp tác được thuận lợi, suôn sẻ. Do đó, BrSE phải theo dự án từ đầu tới cuối và nắm được mọi việc để có thể ứng phó kịp thời.
Nghề BrSE chia làm nhiều nhánh, công việc cụ thể thay đổi theo từng giai đoạn, quy mô, cũng như tính chất dự án. Nhưng nhìn chung, có thể hiểu như sau:
BrSE = Developer + Business Analyst + Tester + Project Manager
Con đường sự nghiệp: bắt đầu với vị trí Junior BrSE (cần người theo sát để kèm cặp), sau đó phát triển dần lên BrSE (có thể làm việc độc lập), Onsite Lead, PreSale…
Mức lương của BrSE
Do yêu cầu nhiều kỹ năng tổng hợp nên BrSE là một công việc lương cao trong ngành IT, với mức lương dao động từ 1000 USD đến 2500 USD. Nếu làm việc ở Nhật, BrSE có thể được trả đến 3500 USD.
Kỹ năng và kiến thức cần cho một BrSE
1. Code vững, để có thể đảm nhiệm từ A-Z trong các dự án pilot cũng như hiểu rõ các vấn đề/giải pháp kỹ thuật để truyền đạt đúng, đủ cho cả hai phía đội nhà – đội khách.
2. Ngoại ngữ tốt. Với BrSE cho thị trường Nhật, bạn cần ít nhất N2 để có thể làm việc độc lập.
3. Kỹ năng giao tiếp: biết cách lắng nghe; tránh xung đột ngay từ đầu; thu thập thông tin đầy đủ để hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề; trình bày vấn đề ngắn gọn, dễ hiểu, đầy đủ.
4. Tự học để luôn nâng cao kiến thức, kỹ năng do mỗi dự án sử dụng một ngôn ngữ lập trình và framework khác nhau.
Những resource hay cho BrSE
- Blog kysubrse.com: blog của Nguyễn Văn Trọng, một kỹ sư cầu nối có hơn 5 năm kinh nghiệm onsite tại Nhật. Bạn sẽ tìm thấy những chia sẻ chi tiết về nghề BrSE tại đây.
- Kỹ sư cầu nối là gì? Con đường trở thành kỹ sư cầu nối