Product Manager và Project Manager khác nhau ra sao?
Product Manager và Project Manager là hai vị trí rất dễ gây nhầm lẫn, thậm chí ở cả những công ty IT lớn. Đọc ngay bài viết này để biết: Sự khác biệt cốt lõi giữa Product Manager và Project Manager là gì. Nhiệm vụ chính, kỹ năng và tố chất cần thiết cho mỗi vị trí. Ranh giới và cách phối ...
Product Manager và Project Manager là hai vị trí rất dễ gây nhầm lẫn, thậm chí ở cả những công ty IT lớn.
Đọc ngay bài viết này để biết:
- Sự khác biệt cốt lõi giữa Product Manager và Project Manager là gì.
- Nhiệm vụ chính, kỹ năng và tố chất cần thiết cho mỗi vị trí.
- Ranh giới và cách phối hợp hai vị trí này trong một team.
Xem việc làm Product Manager và việc làm Project Manager
Product Manager và Project Manager đều được viết tắt là PM. Tại nhiều công ty, hai vai trò này có trách nhiệm công việc chồng chéo lên nhau. Thậm chí, một người đôi khi đảm nhiệm cả hai vai trò cùng lúc.
Vậy, làm thế nào để phân biệt Product Manager và Project Manager? Có lẽ, ta nên bắt đầu bằng việc phân biệt hai khái niệm Product và Project trước.
PRODUCT LÀ GÌ? PROJECT LÀ GÌ?
Product (sản phẩm) là cái mà bạn cung cấp cho một nhóm người dùng để giúp họ nhận được những giá trị cụ thể. Đó có thể là một sản phẩm vật chất, hoặc một sản phẩm phần mềm.
Project (dự án) là một kế hoạch bao gồm nhiều hoạt động, có thời gian bắt đầu/kết thúc và yêu cầu về kết quả đầu ra cụ thể, rõ ràng. Dự án được coi là hoàn tất khi những yêu cầu này được hoàn thành.
KHÁC BIỆT MẤU CHỐT GIỮA PRODUCT MANAGER VÀ PROJECT MANAGER LÀ GÌ?
1. Vai trò
Product Manager: được coi là mini-CEO, chịu trách nhiệm về sự thành công xuyên suốt vòng đời của sản phẩm. Dựa trên nhu cầu của khách hàng cũng như thực tế nghiên cứu thị trường, họ quyết định hướng đi của sản phẩm, cũng như những tính năng nào nên/không nên làm.
Product Manager đồng thời đóng vai trò dẫn dắt đội ngũ thiết kế, kĩ thuật .v.v…, nhằm đảm bảo sản phẩm được phát triển với chất lượng tốt nhất, làm hài lòng người sử dụng sản phẩm và đạt mục tiêu kinh doanh.
Project Manager: chịu trách nhiệm giám sát nội bộ, nhằm đảm bảo việc thực thi dự án từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn tất được suôn sẻ, đúng tiến độ, đúng yêu cầu đề ra ban đầu. Vai trò của Project Manager là phân chia một dự án lớn thành những công việc cụ thể có thể thực hiện và kiểm soát.
Việc làm Product Manager TPHCM
Việc làm Product Manager Hà Nội
Việc làm Project Manager TPHCM
Việc làm Project Manager Hà Nội
2. Trách nhiệm
Product Manager chịu trách nhiệm về Cái gì và Tại sao, bao gồm:
- Chiến lược (Strategy)
- Phát hành (Releases)
- Ý tưởng (Ideation)
- Đào tạo (Training)
- Lợi nhuận (Profit)
Project Manager chịu trách nhiệm về Như thế nào và Khi nào, bao gồm:
- Ngân sách (Budget)
- Thực hiện (Delivery)
- Nguồn lực (Resources)
- Giải quyết vấn đề (Problems resolution)
3. Phạm vi công việc
Product Manager và Project Manager đều phải làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo, các cấp quản lý, cũng như đội ngũ phát triển.
Tuy nhiên, lăng kính tiếp cận vấn đề của hai vị trí này tương đối khác biệt. Nhờ vậy, phạm vi công việc giữa họ được phân định, giúp hai PM trong cùng một team có thể phối hợp ăn ý mà không “giẫm chân” nhau.
Product Manager “hướng ngoại” hơn. Họ làm việc hàng ngày với tất cả các team liên quan đến tương lai của sản phẩm, như: kĩ thuật, sales, marketing, chăm sóc khách hàng.v.v…
Project Manager, ngược lại, “hướng nội” nhiều hơn. Họ cũng làm việc hàng ngày với cross-functional teams, nhưng đặc biệt khăng khít với đội ngũ phát triển (design, developer, QA QC.v.v…)
Việc làm Senior Product Manager TPHCM
Việc làm Senior Product Manager Hà Nội
4. Kĩ năng và tố chất cần thiết
Cả hai vị trí này đều đòi hỏi kiến thức nền tảng về phát triển phần mềm, cũng như rất nhiều kĩ năng mềm, ví dụ như:
- Khả năng lãnh đạo, xây dựng team, ra quyết định.
- Kĩ năng giao tiếp, truyền cảm hứng.
- Khả năng thương lượng, giải quyết mâu thuẫn, nhạy cảm về văn hóa và chính trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do đặc thù công việc, mỗi vị trí lại có những đòi hỏi riêng về tố chất/kĩ năng.
Để trở thành một Product Manager, bạn cần đặc biệt am hiểu về người dùng và thị trường, đồng thời có kiến thức vững chắc về UI/UX.
Để trở thành một Project Manager, thì khả năng xử lý tình huống cũng như quản lý rủi ro, quản lý tài nguyên (chi phí, thời gian, nhân sự.v.v…) sẽ được đặt lên hàng đầu.
Việc làm Senior Project Manager TPHCM
Việc làm Senior Project Manager Hà Nội
SỰ HỢP TÁC GIỮA PRODUCT MANAGER VÀ PROJECT MANAGER
Như đã nói ở trên, trong nhiều công ty, Product Manager và Project Manager có trách nhiệm công việc chồng chéo lên nhau. Đặc biệt, tại các công ty nhỏ/start-up, Product Manager thường cũng chính là Project Manager.
Ở Việt Nam, vị trí Product Manager thường là vị trí đặc thù ở các công ty product, trong khi Project Manager lại là vị trí phổ biến trong các công ty outsourcing.
Chỉ trong các tổ chức nắm giữ sản phẩm có quy mô lớn và cấu trúc phức tạp, yêu cầu chuyên môn hóa cao, thì sự phân biệt giữa Product Manager và Project Manager mới thật sự rạch ròi.
Khi đó, do Product Manager chịu trách nhiệm về sản phẩm xuyên suốt vòng đời của nó, nên họ cũng tham gia vào mọi dự án có liên quan/ảnh hưởng đến sản phẩm.
Nói cách khác, Product Manager sẽ đóng vai trò “khách hàng nội bộ” của Project Manager.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu cho Product Manager
- Software Product Management Essentials: mang đến cho bạn các tip, kỹ năng và case study cần thiết để vận hành sản phẩm.
- Agile Product Management with Scrum: gồm những case study giúp Product Manager phát triển sản phẩm thành công với Scrum.
- Making It Right: Product Management For A Startup World: cung cấp kỹ năng, kinh nghiệm thực tế và các framework, bảng biểu để bạn thực hành làm một Product Manager thực thụ.
- Introduction to Software Product Management: là khóa học online miễn phí của trường đại học Alberta, cung cấp kiến thức nền tảng gồm các quy trình, yêu cầu, cách lập kế hoạch… cho một sản phẩm phần mềm.
- Agile Planning for Software Products: cũng là một khóa học miễn phí khác của trường đại học Alberta, hướng dẫn cách lập kế hoạch, quy trình cho một sản phẩm phần mềm theo phương pháp Agile.
Công việc của Product Manager từ góc nhìn/kinh nghiệm của người trong cuộc:
- Product Owner là gì, khác gì với Product Manager
- Product Manager là làm gì
- Những kĩ năng cần thiết để trở thành Product Manager
2. Tài liệu cho Project Manager
- Project Management Body of Knowledge (PMBOK): cuốn sách gối đầu giường, giúp bạn tìm hiểu Project Manager là gì, và cách để trở thành một Project Manager chuyên nghiệp.
- Head First PMP: tổng hợp tài liệu dành cho bạn thi chứng chỉ PMP về quản lý dự án của Mỹ.
- PMP Preparation Exam: tổng hợp bài tập để chuẩn bị cho kì thi PMP.
- The One Minute Manager: cung cấp thông tin về những kỹ năng quan trọng cho người làm Project Manager.
- Applied Software Project Management: cung cấp nhiều công cụ, kỹ thuật và bài tập để bạn thực hành quản lý một dự án phần mềm.
- 97 Things Every Project Manager Should Know: cung cấp đủ thông tin về những kỹ năng để một Project Manager điều hành thành công dự án.
- Tham gia các cộng đồng Tech để networking và thêm kinh nghiệm.
Công việc của Project Manager từ góc nhìn/kinh nghiệm của người trong cuộc:
- 5 kĩ năng cần thiết cho mọi Project Manager
- Giao tiếp tồi phá hủy sự nghiệp Project Manager
- Bí quyết đào tạo và quản lý con người để đem lại thành công cho dự án
Ghi chú: Nội dung bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn: Quora, Aha! Blog. Hình ảnh teamwork tại công ty KMS.