9 lỗi thường gặp trong trang WordPress và cách xử lý
Nếu bạn đang muốn làm trang web hay viết blog bằng WordPress, hoặc bạn đã có một trang WordPress cho cá nhân mình, thì bài viết sau sẽ cực kỳ hữu ích dành cho bạn. Trong bài viết này mình sẽ liệt kê 9 lỗi thông dụng nhất và cách xử lý chúng, giúp bạn làm chủ trang WordPress và làm cho web của bạn ...
Nếu bạn đang muốn làm trang web hay viết blog bằng WordPress, hoặc bạn đã có một trang WordPress cho cá nhân mình, thì bài viết sau sẽ cực kỳ hữu ích dành cho bạn. Trong bài viết này mình sẽ liệt kê 9 lỗi thông dụng nhất và cách xử lý chúng, giúp bạn làm chủ trang WordPress và làm cho web của bạn thân thiện với người dùng hơn.
Sau đây là 9 lỗi mà một trang WordPress hay mắc phải nhất :
1 Trang Admin hiển thị vô trật tự trong trang WordPress
Vấn đề :
Khi bạn vào trang admin và nó hiển thị mà không có CSS, tất cả các link đều sắp xếp theo cách vô trật tự như thế này :
Giải pháp 1 : Proxy & Firewall
Hãy kiểm tra xem kết nối internet của bạn có dùng proxy hay firewall hay không. Những thứ này thường hay khóa các file CSS và làm cho nó không load được vào trang admin của bạn. Thủ xóa các proxy và firewall cookies và cache, sau đó nhấn F5 để tải lại trang.
Giải pháp 2 : Cập nhật cho WordPress Plugins
Nếu bạn có cài đặt menu cho trang admin như ‘Admin Drop Down Menu’ plugin hoặc ‘Lighter Menus’ plugin thì hãy cập nhật phiên bản mới nhất cho nó. Nếu vẫn chưa được thì hãy deactivate những plugin này.
2 Warning: Cannot modify header information – headers already sent by
Vấn đề :
Bạn nhận được một thông báo lỗi như thế này khi vào trang web hay blog của bạn:
“Warning: Cannot modify header information – headers already sent by (output started at /path/blog/wp-config.php:34)”
Ngay khi bạn cập nhật phiên bản mới cho trang WordPress hay vừa cài đặt WordPress xong.
Giải Pháp :
Xóa bỏ khoảng trắng, xuống dòng hoặc những thứ không cần thiết khác trong wp-config.php
1 Download wp-config.php bằng FTP
2 Mở file wp-config.php
3 Xóa bỏ khoảng trắng trước <?php
4 Hãy đảm bảo kí tự đầu tiên trong file này sẽ là <?php mà không có khoảng trắng ở giữa
5 Xóa bỏ mọi khoảng trắng sau ?>
6 Hãy đảm bảo là kí tự cuối cùng trong file wp-config.php sẽ là ?> mà không còn bất cứ một khoảng trắng nào.
Lỗi này có thể xảy ra ở các file khác, vì thế bạn nên đọc cẩn thận để xách định rõ file nào và chỉnh sửa giống như bên trên.
3 Trang Admin và Trang blog WordPress bên ngoài đều không hiển thị gì
Vấn đề :
Lỗi này thường xuất hiện ngay khi bạn vừa cài đặt một theme WordPress hay là vừa cập nhật lên phiên bản mới. Cả trang web đều trắng xóa không có một chữ nào , và cả trang Admin cũng thế.
Giải pháp 1 : Đặt lại tên folder của theme mà bạn mới cài đặt bằng FTP
Bằng cách đặt tên khác cho theme mà bạn vừa cài đặt , thì trang WordPress của bạn sẽ tự động trở về theme mặc định của nó, và vì thế mà bạn có thể đăng nhập vào trang Admin. Các bước tiến hành như sau :
Bước 1 : Vào đường dẫn wp-content/themes bằng FTP
Bước 2 : Đặt lại tên theme vừa mới cài. Ví dụ : Đổi tên từ “twentytwenty” sang “twentytwenty-temp” .
Bước 3 : Đăng nhập vào trang WordPress Admin.
Bước 4 : Kiểm tra theme của bạn có tương thích với phiên bản WordPress đang dùng hay không.
Bước 5 : Kiểm tra xem theme mà bạn đang dùng có chứa những đoạn mã nào mà không thực thi được hay không . ( cái này chắc cũng phải có kinh nghiệm lập trình mới làm được á ).
Theo mình nghĩ nếu bạn có thể tự mò ra code để xử lý thì tốt, còn không được thì nên chọn theme khác, rồi chỉnh sửa CSS lại cho phù hợp là được, đừng tốn quá nhiều thời gian cho việc chỉnh sửa một theme bị lỗi.
Giải pháp 2 : Đổi tên folder ” Plugins ” thành tên khác
Bước 1 : Tìm đến thư mục wp-contents bằng FTP
Bước 2 : Đổi tên folder plugin “plugins-temp“.
Bước 3 : Tạo một folder mới và đặt tên là “plugins” tại thư mục wp-contents.
Bước 4 : Cố gắng đăng nhập vào wp-admin.
Bước 5 : Di chuyển plugin của bạn từ folder “plugins-temp” sang folder “plugin” và activate từng cái một.
Bươc 6 : Kiểm tra xem plugin nào không tương thích với phiên bản WordPress của bạn đang sử dụng và xóa nó đi và thay vào một plugin khác có chức năng tương tự.
4 Fatal error: Allowed memory size of 33554432 bytes exhausted
Vấn đề :
Khi bạn đang upload một hình ảnh với kích thước tương đối lớn vào bài viết của bạn và nhận được dòng thông báo như :
"Fatal error: Allowed memory size of 33554432 bytes exhausted"
Để giải quyết vấn đề này bạn sẽ sửa lại giới hạn upload kích thước hình, bạn có thể đặt lại giới hạn là 32MB, 64MB, 128MB hoặc 256MB tùy theo host mà bạn đang sử dụng.
Giải pháp 1 : Chỉnh sửa trong file PHP.ini
Nếu bạn có quyền truy cập và chỉnh sửa file PHP.ini, hãy cập nhật giới hạn upload kích thước hình bằng cách thay đổi giá trị thông số memory_limit trong file PHP.ini như sau :
memory_limit = 64M ; Maximum amount of memory a script may consume (64MB)
Nếu dòng này hiển thị mặc định là 64M thì hãy thử thay bằng 128M
Giải pháp 2: Chỉnh sửa file .Htaccess
Các bạn chèn đoạn code sau vào file .htaccess
php_value memory_limit 64M
Giải pháp 3 : Chỉnh sử trong file Wp-config.php
Chèn đoạn code sau vào bên trong file này :
<pre>Increasing memory allocated to PHP define('WP_MEMORY_LIMIT', '64M');
Giải pháp 4 : Tạo một file PHP.ini vào bên trong Folder Wp-admin
Bước 1 : mở Notepad
Bước 2 : Chèn đoạn code sau vào Notepad.
memory_limit = 64M ;
Bước 3 : Save lại và đặt tên là “PHP.ini“.
Bước 4 : Upload nó vào thư mục “wp-admin”
5 You are not authorized to view this page (403 error)
Vấn đề :
Bạn sẽ nhận được lỗi như thế này ngay khi bạn điền tên đăng nhập và mật khẩu của bạn
“You are not authorized to view this page. (403 error)”
Giải pháp : Chèn index.php vào Directory Indexes
Nếu trang web hay blog của bạn được đặt ở host Windows thì đó là lỗi Directory Indexes
1 . Đăng nhập vào Control Panel
2 Click vào Web Option
3 Vào lựa chọn Directory Indexes
4 Chèn index.php vào Directory Indexes
6 Fatal error undefined function is_network_admin()
Vấn đề :
Bạn nhận được dòng chữ này “Fatal error undefined function is_network_admin()” ngay khi bạn đăng nhập vào trang Admin sau khi cập nhật phiên bản mới cho WordPress
Cách giải quyết: Update WordPress bằng tay
1 Tải phiên bản WordPress mới nhất về máy và giải nén nó ra.
2 Sao lưu trang WordPress của bạn
3 Đổi tên thư mục wp-includes và wp-admin thành wp-includes.bak và wp-admin.bak
4 Upload folder wp-includes và wp-admin từ file mà bạn vừa giải nén vào host bằng FTP
5 Upload tất cả các file từ folder wp-content mà bạn vừa giải nén trước đó vào folder wp-content có sẵn trên host.
6 Upload tất cả các file còn lại mà bạn đã giải nén vào các mục tương ứng trên host và cho phép chúng chép đè lên nhau.
7 Xóa bỏ .maintenance tại thư mực trong trang WordPress của bạn bằng FTP
8 Đăng nhập vào trang admin và bạn sẽ được cho một đường link như “http://domain.com/wordpress/wp-admin/upgrade.php” , hãy nhấp vào đường link và làm theo hướng dẫn.
9 Xóa bỏ hết bộ nhớ đệm (cache) để kiểm tra sự thay đổi.
Để có thể biết chi tiết hơn, các bạn có thể tham khảo bài viết http://codex.wordpress.org/Updating_WordPress#Manual_Update
7 Không đăng nhập được vào trang Admin
Vấn đề :
Bạn sẽ không đăng nhập được vào trang Admin và nhận được trang thông báo lỗi 404
Giải pháp 1 : Cập nhật đường dẫn trong Cơ sở dữ liệu
Nếu bạn có thể truy xuất được vào phpMyAdmin, thì cập nhật ngay trong cơ sở dữ liệu
1 Đăng nhập vào cPanel, click chọn phpMyAmin dưới phần Databases
2 Lựa chọn tên cơ sở dữ liệu mà bạn đang dùng . ví dụ : Username_wrdp1.
3 Vào wp_options (chú ý : tiền tố wp_ có thể khác so với bên bạn), click chọn Browse
4 Tìm kiếm siteurl bên dưới trường option_name
5 Click vào Edit Field
6 Thay đổi giá trị trong option_value bằng tên miền của bạn
7 Ở vị trí cuối trang, nhấp chọn nút Go
Giải pháp 2 : Cập nhật quyền truy cập folder
1 Vào thư mục “/wp-admin” bằng FTP
2 Nhấp chuột phải vào thư mục wp-admin và click chọn File Attributes
3 Cập nhật giá trị sang 755 và đánh dấu vào Recurse into subdirectories
4 Click Ok
5 Lặp lại bước 1 đến bước 4 cho thư mục /wp-content và wp-includes
6 Mở trình duyệt web và thử đang nhập lại , nhấn Ctrl + F5 để xóa cache
8 “Briefly unavailable for scheduled maintenance”
Vấn đề :
Bạn nhận được dòng chữ “Briefly unavailable for scheduled maintenance” ngay khi bạn thực hiện chức năng tự động cập nhật cho WordPress.
Cách giải quyết : Xóa bỏ file .maintenance
File .maintenance được đặt vào WordPress trong quá trình cập nhật để thông báo cho khách viếng thăm web của bạn là trang đang được tu sửa . Nếu việc cập nhật bị thất bại thì nó sẽ phát sinh lỗi, file này vẫn còn tiếp tục nằm trong folder cài đặt của bạn. vì thế bạn phải dùng tay để xóa nó đi.
1 Truy xuất vào thư mục gốc bằng FTP
2 Tìm file .maintenance
3 Xóa bỏ file .maintenance ra khỏi thư mục
Một khi bạn giải quyết xong vấn đề này, bạn có thể tiến hành lại việc cập nhật cho trang WordPress của bạn.
9 Không thể Delete Plugin trong WordPress
Vấn đề :
Bạn không thể xóa bỏ hoàn toàn plugin khi mà bạn đã xóa nó ngay cả bằng FTP
Giải pháp : Xóa bỏ Plugin bằng cách dùng Secure Shell (SSH)
Có thể là do plugin của bạn nào ẩn sâu vào trong thư mục ẩn nào đó mà FTP của bạn không thấy được.
Nếu bạn có quyền truy xuất SSH vào trong blog của bạn thì :
1 Đăng nhập vào site bằng SSH
2 Sử dụng lệnh SSH vào đường dẫn “../wp-content/plugins/”
3 Sử dụng lệnh ls -al để xem đầy đủ danh sách các folders
4 Xóa bỏ plugin mà bạn muốn delete bằng câu lệnh rm (Tên folder plugin)
Đây chỉ là 9 lỗi mà mình tìm kiếm được ở trên mạng, bạn nào biết có lỗi nào khác thì xin chia sẻ cho mình và mọi người nha.
Chúc các bạn thành công !
Chuyên Mục: WordPress
Bài viết được đăng bởi webmaster
-
Duy
- 1 6 Plugin tạo trang bán hàng trong WordPress
- 2 Cách hiển thị bài viết được nhiều người bình luận trong trang WordPress
- 3 Hướng dẫn xóa bỏ hàng loạt Featured Images của bài viết trong WordPress
- 4 Hướng dẫn từng bước chuyển từ blog Opera sang WordPress
- 5 9 WordPress Plugins giúp bạn cải thiện tốc độ load ảnh
- 6 Hướng dẫn update wordpress bằng tay
- 7 Cách chèn file Audio MP3 vào trang WordPress
- 8 Cách đổi tên folder WP-Content trong WordPress
- 9 Từng bước tạo Widget Tabber bằng jQuery trong WordPress
- 10 Tạo hiệu ứng cuốn góc (Peel Away) cho trang WordPress