Amazon SES, SNS and SQS (Part III)
Trong phần II mình đã giới thiệu phần xử lý thụ động để thực hiện việc xử lý email status do Amazon SNS cung cấp cho chúng ta mỗi khi một email được gửi đi thông qua dịch vụ Amazon SES. Như mình đã nói, việc xử lý thụ động có ưu điểm là thực hiện update email status gần như tức thời mỗi khi ...
Trong phần II mình đã giới thiệu phần xử lý thụ động để thực hiện việc xử lý email status do Amazon SNS cung cấp cho chúng ta mỗi khi một email được gửi đi thông qua dịch vụ Amazon SES. Như mình đã nói, việc xử lý thụ động có ưu điểm là thực hiện update email status gần như tức thời mỗi khi email được gửi đi và phát sinh trạng thái (delivery, bounce, reject hay complaint). Nhưng có một nhược điểm là chúng ta cần phải có cấu hình server đủ mạnh để xử lý các request được gửi đến từ Amazon SNS để tránh việc mất thông tin do Amazon SNS chỉ (thử) gửi cho chúng ta 4 lần. Nếu 4 lần đó đều không được server chúng ta xử lý thì message đó sẽ bị mất đi. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu tiếp phần xử lý chủ động để mọi người có thêm sự lựa chọn để chọn phương pháp phù hợp cho mục đích của mình nhé.
Xử lý chủ động
Xử lý chủ động là gì? Là chúng ta sẽ sử dụng thêm dịch vụ Amazon SQS để lưu trữ message notification thay vì nhận message notification trực tiếp từ Amazon SNS. Ưu điểm của phần xử lý này là chúng ta không cần phải quan tâm quá nhiều đến cấu hình server. Vì chúng ta sẽ chủ động tạo request lên Amazon SQS (bằng schedule) sau mỗi khoảng thời gian nhất định để lấy message notification. Nhược điểm của việc xử lý này là email status không được update tức thì mỗi khi có một email được gửi đi. Việc test phần xử lý này chúng ta không cần thêm các phần mềm hỗ trợ bên ngoài như phần xử lý thụ động kia (như Ngrok). OK, chúng ta sẽ đi vào phần cài đặt trước nhé.
Chúng ta vào dịch vụ Amazon SQS, tạo 1 queue để nhận message notification từ Amazon SNS. Phần tạo queue, các bạn có thể đọc lại phần I nhé