Bài 06: Sử dụng Route::controller và Route::resource trong laravel - Laravel 4x căn bản
Ở bài trước mình có giới thiệu tổng quan về rout trong Laravel và việc sử dụng các route post, get, any, ... để gọi đến 1 action của controller, nhưng nếu bạn có nhiều controller mà mỗi controller lại có nhiều action thì chẳng lẽ mỗi action ta viết 1 dòng Route::method() hay sao. Nên ở bài viết này ...
Ở bài trước mình có giới thiệu tổng quan về rout trong Laravel và việc sử dụng các route post, get, any, ... để gọi đến 1 action của controller, nhưng nếu bạn có nhiều controller mà mỗi controller lại có nhiều action thì chẳng lẽ mỗi action ta viết 1 dòng Route::method() hay sao. Nên ở bài viết này mình sẽ giới thiệu và hướng dẫn sử dụng 2 route khá quan trọng trong laravel là Route::controller() và Route::resouce() có thể giải quyết vấn đề vừa nêu.
1. Route::controller trong laravel
Cú pháp sử dụng:
Route::controller($uri, $controller, $names); //trong đó $names là một mảng quy định tên cho action trong controller, có thể có hoặc không.
Ví dụ:
Giả sử bạn có controller là HomeController
, controller này có 3 action khác nhau, nếu như theo bài trước thì cần phải viết 3 dòng cho 3 action của controller này. Nhưng nếu bạn sử dụng Route::controller()
thì chỉ cần 1 dòng mà thôi:
Giả sử ta có 3 action như sau: File app/controllers/HomeController.php
<?php //Đây chỉ là một ví dụ nhỏ, bạn chưa cần để ý đến controller này nhiều class HomeController extends Controller { public function getFirst(){ return 'this is First action'; } public function getSecond(){ return 'this is Second action'; } public function postThird(){ return 'this is Third action'; } }
Bây giờ bạn mở file app/routes.php
bạn thêm:
Route::controller('/controller','HomeController',['getFirst'=>'first','getSecond'=>'second','postThird'=>'third']); /**************** trong đó: /controller là uri HomeController là controller sẽ hoạt động ['getFirst'=>'first','getSecond'=>'second','postThird'=>'third'] là một mảng chứa tên của các action của controller (tạm thời chưa cần quan tâm đến phần này). **************/
Bây giờ bạn truy cập 3 vào 3 đường link:
http://tênmiềnảocủabạn/controller/first
http://tênmiềnảocủabạn/controller/second
http://tênmiềnảocủabạn/controller/third
Sẽ nhận được các kết quả tương ứng như sau: (nếu đường dẫn thứ 3 chỉ thông báo ra câu "Whoops, looks like something went wrong." thì bạn phải bật debug của laravel lên - mình đã nói đến ở cuối bài cấu trúc thư mục Laravel)
Tới đây bạn sẽ có hai câu hỏi thắc mắc như sau:
- 2 cái đầu chạy ngon ơ sao cái cuối lại lỗi kỳ ta?
- Nếu như thế thì làm sao biết action nào nhận method POST, action nào nhận method GET để làm việc?
Chắc hẳn đây là 2 câu hỏi mà các bạn đang thắc mắc đúng không nào! Các bạn nhìn lại file HomeController đi, có thấy điểm gì đặc biệt ở các action không nào, đó chính là tiền tố get hoặc post, Laravel dựa vào tiền tố này để phân biệt action nào nhận POST action nào sẽ nhận GET. Đó chính là lý do vì sao ở action postThird báo lỗi, bởi vì khi bạn truy cập trên thanh địa chỉ thì đó là phương thức GET.
2. Route::resource() trong laravel
Route này được laravel tạo ra nhằm mục đích chính là xây dựng RESTful (xây dựng Webservice), route này sẽ đi kèm với một RESTful controller. Là người mới làm quen với laravel hay php thì route này chưa có nhiều ý nghĩa.
Trong RESTful controller sẽ có các action cơ bản sau:
//hiển thị cả danh sách index() //thêm mới create() //lưu trữ một tài nguyên mới store() //hiển thị 1 tài nguyên theo tham số truyền vào show($id) //sửa 1 tài nguyên theo tham số truyền vào edit($id) //cập nhật 1 tài nguyên theo tham số truyền vào update($id) //xóa 1 tài nguyên destroy($id) //trong đó $id là tham số truyền vào
Để tạo 1 RESTful controller thì có 2 cách:
- Cách 1 là tự tạo bằng tay file controller
- Cách 2: sử dụng dòng lệnh của laravel hỗ trợ
//Cú pháp sử dụng: php artisan controller:make "têncontroller" [tùy chọn] /************************** Ví dụ: //tạo RESTful controller với tên DemoController có đầy đủ các action<br /> php artisan controller:make DemoController<br /> //tạo RESTful controller với tên DemoController chỉ có 2 action là index và show php artisan controller:make DemoController --only=index,show //tạo RESTful controller với tên DemoController có tất cả action ngoại trừ index php artisan controller:make DemoController --except=index *************************/
Các action của RESTful controller mà Route::resource hỗ trợ:
Tuy route này khá quan trọng nhưng vì đang ở mức cơ bản nên mình chỉ giới thiệu qua cho các bạn biết.
3. Lời kết
Tới đây ta đã thấy laravel thật tuyệt vời phải không, chỉ với 2 loại route này đã giúp ta giảm được kha khá công sức rồi đó. Nhưng trong laravel không chỉ có vậy, và trong bài tiếp theo mình sẽ giới thiệu tới các bạn 2 loại route cũng không kém phần quan trọng đó là Route::filer và Route::group, hãy đón đọc nhé.