01/10/2018, 15:30

Bài 3: Cấu trúc chương trình C

Một chương trình C cơ bản gồm các phần sau: Lệnh tiền xử lý Các hàm Các biến Câu lệnh và các biểu thức Chú thích (comments) Chúng ta cùng xét một ví dụ code đơn giản mà sẽ in ra các từ “Hello World” #include <stdio.h> int main(){ /* my first program in C */ ...

Một chương trình C cơ bản gồm các phần sau:

  • Lệnh tiền xử lý
  • Các hàm
  • Các biến
  • Câu lệnh và các biểu thức
  • Chú thích (comments)

Chúng ta cùng xét một ví dụ code đơn giản mà sẽ in ra các từ “Hello World”

#include <stdio.h>

int main(){

/* my first program in C */

printf(“ Hello, World! ”);

return 0;

}

Bây giờ chúng ta cùng phân tích trong ví dụ này sẽ gồm những thành phần nào:

  1. Dòng đầu tiên của chương trình #include <stdio.h> là một câu lệnh tiền xử lý, mà nói cho trình biên dịch C phải gọi file stdio.h vào trước khi đi biên dịch mã nguồn thực tế. Đây cũng chính là thư viện của trình biên dịch C, trong thư viện đã định nghĩa một số hàm mà chúng ta sẽ sử dụng để viết chương trình, ví dụ trong chương trình của chúng ta là hàm printf, hàm này được C định nghĩa trong thư viện rồi, nếu chúng ta muốn dùng mà ko import file thư viện stdio.h vào thì nó sẽ không hiểu. File thư viện có dạng mở rộng là .h.
  2. Dòng kế tiếp int main() là hàm chính nơi mà bắt đầu thực thi chương trình
  3. Dòng kế tiếp /*…*/ sẽ được bỏ qua bởi trình biên dịch C và nó đã được đặt thêm các ghi chú trong giữa ký hiệu này. Vì vậy các dòng này được gọi là comments trong chương trình
  4. Dòng kế tiếp printf(…) là một hàm khác trong C có nhiệm vụ in ra thông báo “Hello, World!” ra màn hiình.
  5. Dòng cuối return 0; kết thúc hàm main() và trả về giá trị 0;

Biên dịch và Thực thi chương trình C

Bây giờ mở trình biên dịch Turbo C và chạy đoạn code trên, nếu không có lổi thì các bạn sẽ thấy in ra màn hình kết quả “Hello World!”

    • Với Turbo C để biên dịch chương trình chúng ta có thể chọn từ menu compile -> F9, hoặc nhấn F9 trên bàn phím, nếu thành công và không có lổi thì sẽ giống như màn hình sau:

bai3

  • Để chạy chương trình các bạn chọn từ menu: Run->ctrl+F9, hoặc nhấn phím Ctrl + F9 trên bàn phím, kết quả như màn hình sau:

bai3.1

  • Sau cùng thì chúng ta lưu mã nguồn của chúng ta lại, nếu các bạn sử dụng text editor riêng và compiler riêng thì khi lưu file mã nguồn nhớ chọn phần mở rộng là .C ví dụ chương trình của chúng ta sẽ lưu là hello.c, phần mở rộng này là bắt buộc, vì đây là file mà C qui định để nó đọc được, hiểu được. Còn nếu chúng ta sử dụng Turbo C như tôi sử dụng thì nó sẽ tự thêm phần mở rộng cho file là .CPP, ngay sau khi lưu Turbo C sẽ tạo ra 2 file, 1 là hello.c và 1 là hello.cpp. Chúng ta sẽ sử dụng file bài học này tiếp tục cho các bài tiếp theo.

Tóm lại: Qua bài học này các bạn biết được cấu trúc của một chương trình C gồm các thành phần nào, cách đặt tên file, cách chạy chương trình, và quan sát kết quả từ màn hình của Turbo C.

Bài kế tiếp chúng ta sẽ học về cú pháp cơ bản của chương trình C

 

Xin tạm biệt, bye bye!

0