01/10/2018, 15:30

Bài 6: Phát Biểu Điều Kiện Trong PHP

If, elseif … else và switch là các phát biểu được sử dụng để tạo quyết định dựa vào các điều kiện khác nhau Bạn có thể sử dụng các phát biểu điều kiện trong code của bạn để tạo nên quyết định thực hiện một khối lệnh mong muốn. PHP hổ trợ 3 phát biểu tạo quyết định: if … ...

If, elseif … else và switch là các phát biểu được sử dụng để tạo quyết định dựa vào các điều kiện khác nhau

Bạn có thể sử dụng các phát biểu điều kiện trong code của bạn để tạo nên quyết định thực hiện một khối lệnh mong muốn. PHP hổ trợ 3 phát biểu tạo quyết định:

  • if … else: sử dụng phát biểu này nếu bạn muốn thực thi một bộ mã (code) khi một điều kiện đúng (true) và sẽ làm cái khác nếu điều kiện không đúng.
  • elseif : được sử dụng kèm với phát biểu if… else để thực thi một bộ code nếu một trong những điều kiện là đúng. Đừng lo lắng khó hiểu lý thuyết, không lâu chúng ta sẽ đi chi tiết từng loại phát biểu bạn sẽ hiểu nó dể dàng thôi.
  • switch : được sử dụng nếu bạn muốn chọn một trong những khối mã để thực thi, sử dụng phát biểu switch để tránh những khối (block) dài của phát biểu if…elseif…else.

Bây giờ chúng ta đi chi tiết từng loại phát biểu trên:

Phát biểu if…else

Nếu bạn muốn thực thi một số code mà điều kiện đúng hoặc là code khác nếu điều kiện là sai (false)

Cú pháp:

 if(condition-điều kiện)

            code thực thi nếu điều kiện là đúng

else

            code này sẽ thực thi nếu điều kiện là sai

Chúng ta lấy ví dụ: in ra màn hình dòng chuỗi cuối tuần vui vẽ nếu điều kiện là ngày thứ sáu ngược lại thì sẽ in ra một ngày tốt đẹp

Ex:

    <?php

         $d = date(“D”); // đây là hàm date với đối số “D” sẽ trả về thứ trong tuần hiện hành

         if ($d == “Fri”) //chúng ta xét điều kiện, nếu nó trả về là Fri nghĩa là thứ 6, nếu điều kiện này là đúng thì chúng ta in ra “

            echo “Cuối tuần vui vẽ!”;

         else // nếu điều kiện câu lệnh if không đúng, hay biến $d mang giá trị khác “Fri” thì câu lệnh else sẽ thực hiện

            echo “Một ngày tốt đẹp!”; //sẽ in ra dòng này nếu điều kiện trong if không đúng

      ?>

Phát biểu elseif

Ở phát biểu if…else chúng ta chỉ thực hiện với 1 điều kiện, vậy giờ nếu chúng tao muốn so sánh thêm vài điều kiện nữa thì sao, tức là nếu ngày thứ 6 thì in ra Cuối tuần vui vẻ, giờ tôi muốn nếu là thứ năm thì in ra Ngày mai là cuối tuần, phát biểu elseif sẽ giúp chúng ta đạt được điều này

<?php

         $d = date(“D”);

         if ($d == “Fri”)

            echo “Cuối tuần vui vẻ!”;

         elseif ($d == “Thu”) //nếu điều kiện thứ sau k thỏa, thì tôi xét tiếp có phải đang thứ 5 không (ngược lại nếu …tiếp tục điều kiện)

            echo “Ngày mai là cuối tuần!”;

         else

            echo “Một ngày tốt đẹp!”; /// tất cả điều kiện trên không đúng thì nó sẽ chạy trong phát biểu else này.

      ?>

Phát biểu switch

Như 2 phát biểu ở trên if..elseif…elseif… …. Else nếu bạn có quá nhiều điều kiện cần so sánh thì việc dùng if…elseif sẽ trở nên bất tiện và tốn chi phí thực hiện vì phải chạy hết các phát biểu if, elseif …, chúng ta dùng switch thay thế

Cú pháp:

switch (biểu thức hoặc đối số, biến, ta gọi là D){

   case giá trị của D : ví dụ là 2, nếu giá trị của D là 2 tức là case 2:

      sẽ thực hiện khối code này;

      break;  thực hiện xong ngắt khỏi switch, nếu không nó sẽ chạy xuống khối điều kiện kế tiếp.

   case 4: nếu giá trị D là 4

      thực hiện code trong này;

      break;

      default: //nếu tất cả các giá trị trên không thỏa thì nó sẽ chạy vào default:

         //thực hiện code nếu các giá trị trên không đúng…

}

ở ví dụ trên ta thấy, nếu chỉ cần 1 điều kiện được thỏa thì câu lệnh trong khối case đó sẽ thực hiện, và đồng thời ngắt khỏi switch, còn nếu chúng ta dùng if…elseif …thì nó sẽ chạy hết các phát biểu mặc dù nó đã tìm được điều kiện đúng ở phát biểu trước nó, trên nó… gây lãng phí thời gian chạy. Nếu nói như vậy thì xài switch luôn ,dùng if …else mà chi, câu trả lời là tùy vào khối lệnh cần so sánh mà ta dùng, nếu chỉ có một hoặc 2 điều kiện so sánh thì tao dùng if…else vì if…else sẽ chạy nhanh hơn, bạn có thấy switch tốn 3 phát biểu để lọc điều kiện không–> switch, case và break tiêu tốn 3 hàm của php để giải quyết. Nói đến đây thì các bạn sẽ biết khi nào thì chọn lựa phù hợp đoạn mã của các bạn rồi.

Ex:

<?php        

$d = date(“D”);   

    switch ($d){    

      case “Mon”:           

        echo “Today is Monday”;       

        break;       

      case “Tue”:    

         echo “Today is Tuesday”;   

         break;     

      case “Wed”:    

         echo “Today is Wednesday”;    

         break;               

      case “Thu”:      

         echo “Today is Thursday”;     

         break;     

      case “Fri”:    

         echo “Today is Friday”;    

         break;        

      case “Sat”:     

        echo “Today is Saturday”;        

        break;        

      case “Sun”:     

         echo “Today is Sunday”;   

         break;          

        default:              

          echo “Wonder which day is this ?”;    

     }  

    ?>

Khi lập trình thì các phát biểu điều kiện trong code của các bạn sẽ sử dụng rất rất nhiều các phát biểu điều kiện của bài học này, nên bài này rất quan trọng, các bạn nhớ học kỹ nhé.

Hẹn gặp lại các bạn, bye bye !!!

0