[BÀI 3] KHAI BÁO BIẾN VÀ HẰNG TRONG PHP
Để lập trình được thì việc đầu tiên ta phải hiểu được các khái niệm cơ bản đầu tiền là biến và hằng số. Do vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểu các khái niệm cơ bản đó sau đây. Biến chứa dữ liệu, được xem là vùng nhớ dữ liệu tạm thời, có thể thay đổi được giá trị. Trong lập trình C, khi thực hiện ...
Để lập trình được thì việc đầu tiên ta phải hiểu được các khái niệm cơ bản đầu tiền là biến và hằng số. Do vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểu các khái niệm cơ bản đó sau đây.
Biến chứa dữ liệu, được xem là vùng nhớ dữ liệu tạm thời, có thể thay đổi được giá trị. Trong lập trình C, khi thực hiện khai báo, bạn cần phải tuân thủ quy định sau:kiểu dữ liệu trước tên biến và có giá trị khởi đầu, tuy nhiên khi làm việc với PHP thì không cần khai báo kiểu dữ liệu nhưng sử dụng tiền tố $ trước biến.
Biến : chứa dữ liệu hoặc lưu địa chỉ dữ liệu trên các ô nhớ. Đối với các ngôn ngữ như C, C++, C#, … Khi khai báo biến chúng ta phải khai báo kiểu dữ liệu của biến
Ví dụ khai báo biến trong C:
1 2 3 4 |
//chỉ khai báo biến: int bienTrongC; //vừa khai báo vừa khởi tạo giá trị cho biến: int bienTrongC = 123456; |
Trong C chúng ta luôn phải khai báo kiểu dữ liệu của biến và không thay đổi được kiểu dữ liệu này.
Biến trong PHP:
- Không cần khai báo kiểu dữ liệu của biến (kiểu dữ liệu của biến sẽ dựa vào dữ liệu mà bạn lưu trữ)
Ví dụ:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
<?php //khai báo biến lưu trữ một chuỗi: $bienTrongPHP = "Chào mừng bạn đến với khóa học lập trình PHP tại DevPro"; //khai báo biến lưu trữ dữ liệu là một số nguyên: $bienTrongPHP = 1994; //khai báo biến kiểu dữ liệu boolean $bienTrongPHP = true; .... ?> |
Ở ví dụ trên: giá trị của biến $bienTrongPHP lúc đầu lưu trữ 1 chuỗi, do đó tại thời điểm này nó mang kiểu dữ liệu là kiểu chuỗi. Sau đó giá trị biến lại được gán bằng 1994, lúc này kiểu dữ liệu của biến lại là kiểu nguyên. Tương tự với ví dụ cuối cùng $bienTrongPHP mang dữ liệu kiểu boolean.
Nếu cùng cách viết như vậy ở trong ngôn ngữ C, sẽ xảy ra lỗi do khai báo không hợp lệ xong trong PHP (một ngôn ngữ thông minh hơn), việc khai báo như vậy là được phép.
Các chú ý khi đặt tên biến trong PHP:
- Tên biến phải bắt đầu bằng ký tự đô la ‘$’
- Tên biến không được chứa các ký tự đặc biệt và khoảng trắng (ngoại trừ dấu gạch dưới ‘_’)
- Biến không được bắt đầu bằng ký tự số
- Biến trong PHP phân biệt hoa thường
- Tên biến không được trùng với các từ khóa
Ví dụ:
1 2 3 4 5 |
$dev = '; // đúng $_devpro = '; // đúng $Dev_Pro = '; // đúng $123dev = ' ; // sai $Dev pro = 'Khóa học lập trình PHP chuyên nghiệp'; //sai |
Trong PHP phân biệt chữ hoa và chữ thường ví dụ như $devpro sẽ khác với $DevPro.
Khai báo hằng trong PHP
Nếu biến là cái có thể thay đổi được thì ngược lại hằng là cái chúng ta không thể thay đổi được. Hằng trong PHP được định nghĩa bởi hàm define .
Cú pháp:
define(‘tên_hằng’, ‘giá_trị’);
Trong đó:
- define: hàm tạo biến hằng.
- tên_hằng: tên biến hằng.
- giá_trị : giá trị của hằng.
Cũng giống với biến hằng được xem là hợp lệ thì chúng phải đáp ứng 1 số yếu tố:
– Hằng không có dấu “$” ở trước tên.
– Hằng có thể truy cập bất cứ vị trí nào trong mã lệnh.
– Hằng chỉ được phép gán giá trị duy nhất 1 lần.
– Hằng thường viết bằng chữ in để phân biệt với biến.
Ví dụ:
1 2 3 4 |
<?php define("DEVPRO","147-MaiDich-CauGiay-HN"); echo DEVPRO; ?> |
Qua đây chúng ta đã hiểu được phần nào về khái niệm căn bản về biến và hằng số.
Bài trước
- Cú pháp khai báo trong PHP.
Các bạn có thể tham khảo các khóa học của DevPro tại đây!!!