04/09/2018, 17:08

Bài 48.3: Cách tạo database trên host dùng cPanel

Bkasoft.net – Cách tạo database trên host dùng cPanel như thế nào? Bài học này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo database và cấp quyền truy cập cho database Trong bài hướng dẫn localhost căn bản mình đã có nói qua về việc tạo database bằng phpMyAdmin trên localhost để có thể chạy được. Nhưng ...


Bkasoft.net – Cách tạo database trên host dùng cPanel như thế nào? Bài học này mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo database và cấp quyền truy cập cho database

Trong bài hướng dẫn localhost căn bản mình đã có nói qua về việc tạo database bằng phpMyAdmin trên localhost để có thể chạy được. Nhưng trên host, chúng ta sẽ không thể sử dụng phpMyAdmin để tạo database vì ta không có quyền đó. Mà chúng ta sẽ sử dụng tính năng tạo database riêng có tích hợp sẵn trong host. Bài học WordPress 48.3 – Cách tạo database trên host dùng cPanel mình chia làm 4 bước chi tiết để các bạn dễ thao tác. Mời bạn xem các bước tại đây!

  1. Các bước tạo database trên host

    Bước 1: Truy cập vào control panel

    • Để tạo database trên host, các bạn truy cập vào control panel > tìm đến MySQL Databases
      cach-tao-database-tren-host-dung-cpanel
      Hình 1. Truy cập vào control panel
    •  Và đây là giao diện trang quản lý database trên host dùng cPanel bạn có thể thấy 
      cach-tao-database-tren-host-dung-cpanel-1

      Hình 2 : Giao diện trang quản lý database trên host dùng cPanel

    Bước 2: Tạo database

    • Để tạo database, bạn nhập tên database cần tạo ở khung New Database  > Và nhấn Create Database
      cach-tao-database-tren-host-dung-cpanel-3
      Hình 3. Tạo New Database
    • » Sau đó ấn Go back khi thấy thông báo tạo thành công
      cach-tao-database-tren-host-dung-cpanel-4
      Hình 4. Thông báo tạo database thành công
      Tên database vừa tạo nó sẽ có dạng là usernamehost_tendata. Ví dụ host mình có username là bkasoft và database mình có tên là wordpress thì tên database đầy đủ của mình phải là bkasoft_wordpress. Mục đích là để hệ thống phân biệt database này là của user nào trong hệ thống nhằm tránh trùng nhau. Do vậy, khi cài đặt website bạn phải điền tên database đầy đủ theo dạng này.

    Bước 3: Tạo database user

    • Để tạo database user, bạn kéo xuống phần MySQL Users và điền tên user cần tạo, và thiết lập mật khẩu cho user đó. Tốt nhất, mỗi database bạn nên tạo một user riêng và đặt tên giống hoặc gần giống tên database cho dễ nhận biết
      cach-tao-database-tren-host-dung-cpanel-5
      Hình 5. Tạo Database user
      Tại sao lại cần tạo username cho database? Bởi vì như bạn thấy, khi cài WordPress ở localhost chúng ta sẽ nhập database user là root nhưng ở host chúng ta không có một người dùng nào tên root cả (đúng hơn là không được phép) nên chúng ta phải tạo ra các database username, bạn có thể dùng một username cho nhiều database hoặc mỗi database có một username riêng đều được.

    Bước 4: Cấp quyền truy cập database cho user

    Để cấp quyền truy cập cho database user vừa tạo bạn vào database vừa tạo

    • Bạn kéo xuống phần Add a User to Database > chọn databasedatabase user cần kết nối với nhau > ấn Add
      cach-tao-database-tren-host-dung-cpanel-2
    • Sau đó bạn đánh dấu vào mục All Privileges > Ấn nút Make Changes
      cach-tao-database-tren-host-dung-cpanel-6

      Sau đó ấn Go back tiếp

      Ok, bây giờ chúng ta đã có một database thông tin để kết nối như sau:

      Databse Name: bkasoft_wordpress
      Database User: bkasoft_wp
      Databse Password: [mật khẩu]
      Databse Host: localhost
      Đây đều là các thông tin quan trọng bạn sẽ cần khai báo khi cài bất cứ mã nguồn website PHP nào.

  2. Lời kết

    Sau bài học này, các bạn đã biết cách sử dụng tính năng tạo database riêng có tích hợp sẵn trong host và cấp quyền truy cập database cho user rồi phải không nào. Sang bài 48.4 mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng FTP trên host Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Chúc các bạn học tốt!

 

 

cach-tao-database-tren-host-dung-cpanel 

Bài 48.3: Cách tạo database trên host dùng cPanel

( Case Study hướng dẫn sử dụng WordPress )

—oOo—

« Bài 48.2: Quản lý tập tin thư mục trên host dùng cPanel Học WordPress Bài 48.4: FTP là gì và cách sử dụng FTP trên host »

Tác giả: Hoàng Luyến



0