[BÀI 6] CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN TRONG PHP
Câu lệnh điều kiện hay biểu thức điều kiện dùng kiểm tra 1 biến, hàm,đường dẫn url,… đúng (tồn tại) hay sai (không tồn tại). Nếu chúng thỏa điều kiện đó thì sẽ thực thi một hành động. Ngược lại sẽ là một hành động khác. Câu lệnh điều kiện if Câu lệnh if cho phép ta đưa ra các quyết ...
Câu lệnh điều kiện hay biểu thức điều kiện dùng kiểm tra 1 biến, hàm,đường dẫn url,… đúng (tồn tại) hay sai (không tồn tại). Nếu chúng thỏa điều kiện đó thì sẽ thực thi một hành động. Ngược lại sẽ là một hành động khác.
Câu lệnh điều kiện if
Câu lệnh if cho phép ta đưa ra các quyết định dựa trên việc kiểm tra điều kiện nào đó đúng (true) hay sai (false). Cú pháp như sau:
1 2 3 |
if(bieu_thuc_dieu_kien){ //code nếu biểu thức kiều kiện trả về giá trị true } |
Câu lệnh if … else
1 2 3 4 5 6 |
if(bieu_thuc_dieu_kien){ //code khi biểu thức điều kiện là đúng (trả về true) } else{ //code khi biểu thức điều kiện là sai } |
Ví dụ:
Trường hợp 1: Kiểm tra điều kiện một số vừa gán vào biến $a có phải là số chẵn hay không. Ở đây, số được gán được kiểm tra là số chẵn và in thông báo ra màn hình, ngược lại khi ta gán một số khác mà k phải số chẵn thì sao. Khi đó ta đến với trường hơp 2, có sử dụng else.
1 2 3 4 5 |
<?php $a = 12; if($a%2==0) echo 'Số'.$a. 'là số chẵn'; ?> |
Trường hợp 2: Sử dụng câu lệnh if … else.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
<?php $a = 12; if ($a%2==0){ echo 'Số' . $a. 'là số chẵn'; } else{ echo 'Số' .$a. 'là số lẻ'; } ?> |
Câu lệnh if … else if … else (cấu trúc if … else lồng nhau)
Cú pháp:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 |
if (bieu_thuc_dieu_kien1){ //câu lệnh thực thi nếu biểu thức điều kiện 1 đúng } else if (bieu_thuc_dieu_kien2) { //câu lệnh thực thi nếu biểu thức điều kiện 1 sai, và biểu thức điều kiện 2 đúng } else if (bieu_thuc_dieu_kien_n){ //câu lệnh thực thi nếu tất cả các biểu thức điều kiện 1 -> n-1 là sai //và chỉ có biểu thức điều kiện thứ n là đúng }else { // câu lệnh được thực thi khi tất cả các biểu thức điều kiện 1->n đều sai } |
Ví dụ:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
<?php $a = 2; if($a == 1){ echo 'Số một'; }else if($a == 2){ echo 'Số hai'; }else echo 'không tìm thấy kết quả'; ?> |
Kiểm tra số vừa nhập vào là số nào, kết quả kiểm tra thỏa mãn thì đưa ra kết quả lên màn hình, còn không thì thông báo ‘không tìm thấy kết quả’.
Câu lệnh Switch
Câu lệnh switch trong lập trình php cho phép ta đưa ra quyết định có nhiều cách lựa chọn để giá trị của biểu thức truyền vào. Nếu giá trị biểu thức truyền vào trùng với các giá trị biểu thức điều kiện thì các câu lệnh bên trong biểu thức điều kiện sẽ được thực hiện.
Cú pháp:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 |
switch($ten_bien){ case $gia_tri_1: //câu lệnh 1 break; case $gia_tri_2: //câu lệnh 2 break; ... default: // câu lệnh; break; } |
Vị dụ:
Khi truyền vào giá trị cho một biến, kiểm tra biến vừa nhập là số nào, khi sử dụng lệnh if … else. Giờ chúng ta tìm hiểu lệnh switch sẽ thực hiện như thế nào.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 |
<?php $i = 2; switch ($i) { case 0: echo "Số không"; break; case 1: echo "Số một"; break; case 2: echo "Số hai"; break; default: echo "Không tìm thấy dữ liệu"; break; ?> |
Khi một giá trị thích hợp được tìm thấy, các câu lệnh kết hợp với case được thực hiện cho đến khi gặp câu lệnh break. Còn nếu không tìm ra được giá trị thích hợp nào thì câu lệnh default sẽ được thực hiện. Nếu như không có câu lệnh break thì chương trình sẽ chạy tiếp tục xuống phía dưới và thực thi luôn cả biểu thức trong default.
Qua tìm hiểu ta thấy được, lệnh if và lệnh switch là kiểu lệnh rẽ nhánh trong PHP, tuy nhiên lệnh if vẫn linh hoạt hơn switch do cấu trúc lệnh thực thi bên trong khối lệnh.
- Tham khảo các khóa học lập trình của DevPro tại đây !!!