12/08/2018, 17:48

Bài 8: Sử dụng v-for trong VueJS

Chào mừng các bạn quay trở lại với series học VueJS với Laravel của mình, ở bài trước mình đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng Conditional rendering, ở bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp một loại directives nữa mà trong các dự án sẽ rất hay dùng đến đó là v-for Bằng cách sử dụng v-for các bạn ...

Chào mừng các bạn quay trở lại với series học VueJS với Laravel của mình, ở bài trước mình đã hướng dẫn các bạn cách sử dụng Conditional rendering, ở bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp một loại directives nữa mà trong các dự án sẽ rất hay dùng đến đó là v-for

Bằng cách sử dụng v-for các bạn có thể thực hiện nhiều công việc tương tự nhau chỉ với đoạn code gọn gàng hơn rất nhiều so với trước đây. Chúng ta sẽ cùng đi vào ví dụ luôn để các bạn có thể hiểu được điều đó. Ở bài này chúng ta sẽ tạo ra một file component mới đặt tên là ListRendering.vue, các bạn khai báo component này trong app.js và đặt tên là list-rendering, sau đó các bạn thay thế thẻ này vào thẻ conditional-rendering ở bài trước nhé: (sau đó nhớ luôn chạy php artisan serve và npm run watch nhé)

<template>
	<div class="list-rendering">
		
	</div>
</template>

<script>
    export default {
        data() {
            return {
                foods: [
                    { name: 'Hamburger' },
                    { name: 'Sandwich' },
                    { name: 'Chicken chop' },
                ]
            }
        }
    }
</script>

<style lang="scss" scoped>
</style>

Ở đây các bạn có thể thấy mình có 1 mảng tên là foods với 3 objects. Và để in 3 đối tượng này ra màn hình chúng ta sẽ sử dụng v-for làm như sau:

<template>
    <div class="list-rendering">
        <ul>
            <li v-for="food in foods">{{ food.name }}</li>
        </ul>
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        data() {
            return {
                foods: [
                    { name: 'Hamburger' },
                    { name: 'Sandwich' },
                    { name: 'Chicken chop' },
                ]
            }
        }
    }
</script>

<style lang="scss" scoped>
</style>

Thay vì phải viết hẳn 3 thẻ li với 3 giá trị là 3 object trong mảng thì giờ đây Vue giúp chúng ta chỉ cần viết một lần. Giải thích: khi viết food in foods, thì foods ở đây chính là food ở trong data() bên dưới, còn food thì chúng ta có thể chọn tên tùy ý (nên chọn tên ý nghĩa như trong ví dụ, "món ăn trong danh sách các món ăn"), sau đó với mỗi food lấy ra thì in ra name của nó.

Ngoài ra các bạn cũng có thể in ra cả chỉ số vị trí của đối tượng trong mảng:

<template>
    <div class="list-rendering">
        <ul>
            <li v-for="(food, index) in foods">
                {{ food.name }} - at index {{ index }}
            </li>
        </ul>
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        data() {
            return {
                foods: [
                    { name: 'Hamburger' },
                    { name: 'Sandwich' },
                    { name: 'Chicken chop' },
                ]
            }
        }
    }
</script>

<style lang="scss" scoped>
</style>

Chú ý: bạn cũng có thể sử dụng of thay cho in khi sử dụng v-for

Chúng ta cũng có thể sử dụng v-for cho một object, cùng xem qua ví dụ sau nhé:

<template>
    <div class="list-rendering">
        <ul>
            <li v-for="item of myInfo">
                {{ item }}
            </li>
        </ul>
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        data() {
            return {
                myInfo: {
                    name: 'Mai Trung Duc',
                    age: '2x',
                    country: 'vietnam'
                }
            }
        }
    }
</script>

<style lang="scss" scoped>
</style>

Ở đây khi dùng v-for cho object thì Vue sẽ duyệt qua các thuộc tính của object đó và kết quả là ta sẽ được giá trị tương ứng với từng thuộc tính. Nếu muốn in ra cả thuộc tính và giá trị đồng thời thì các bạn làm như sau:

<template>
    <div class="list-rendering">
        <ul>
            <li v-for="(value, key) of myInfo">
                {{ key }} - {{ value }}
            </li>
        </ul>
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        data() {
            return {
                myInfo: {
                    name: 'Mai Trung Duc',
                    age: '2x',
                    country: 'vietnam'
                }
            }
        }
    }
</script>

<style lang="scss" scoped>
</style>

Chú ý ở trên khi dùng v-for thì thứ tự sẽ là (value, key) chứ không phải (key, value) như thuận miệng chúng ta hay nói nhé. Và để in ra đồng thời key, value, index ta chỉ cần sửa lại thành v-for="(value, key, index) in myInfo" là được nhé

v-for cũng có thể được sử dụng với template nhé các bạn, cách dùng cũng tương tự

Sử dung v-for với một dãy

Chẳng hạn các bạn chỉ cần đơn giản là in ra 10 số nguyên từ một đến 10, thì chúng ta sẽ làm như sau:

<div>
  <span v-for="n in 10">{{ n }} </span>
</div>

v-for và v-if

Ở trên trang chủ của Vue có giải thích khá rõ ràng như sau: khi được dùng trên dùng một node, v-for có độ ưu tiên cao hơn v-if, có nghĩa là v-if sẽ được thực thi một cách riêng biệt trên mỗi vòng lặp của v-for. Điều này có thể có ích khi bạn muốn render cho chỉ một số item, như trong ví dụ sau:

<ul>
    <li v-for="todo in todos" v-if="!todo.isComplete">
      {{ todo }}
    </li>
</ul>

Ví dụ trên sẽ chỉ render những todo chưa hoàn thành (Cách này nhìn có vẻ hợp lý nhưng về mặt performance thì chưa tốt, mình sẽ trình bày bên cuối bài nhé)

Ngược lại, nếu bạn muốn bỏ qua việc thực thi vòng lặp v-for theo điều kiện, hãy dùng v-if trên một phần tử wrapper (hoặc <template>). Ví dụ:

<ul>
    <li v-for="todo in todos" v-if="!todo.isComplete">
      {{ todo }}
    </li>
</ul>
<p v-else>Mọi việc đã hoàn thành.</p>

v-for dùng với component

Chúng ta cũng có thể dùng v-for cho component như một phần tử bình thường:

<my-component v-for="item in items" :key="item.id"></my-component>

Chú ý giá trị của mỗi item lấy được từ items sẽ không được truyền tự động vào component mà chúng phải truyền qua props sẽ được nói ở bài sau nhé. Lí do item không được truyền tự động vào component là bởi vì nếu làm vậy component sẽ bị gắn chặt vào v-for. Bằng cách bắt buộc khai báo nguồn dữ liệu một cách minh bạch (explicit), chúng ta có thể sử dụng lại component trong các tình huống khác.

Chú ý với "key", Vue sẽ bắt buộc chúng ta sử dụng "key" khi dùng v-for với component:

Phần này khá khó giải thích, mình xin trích dẫn từ trang chủ Vue: "Khi cập nhật một danh sách các phần tử được render với v-for, mặc định Vue sẽ sử dụng kĩ thuật “inline patch” (hiểu nôm na là “vá tại chỗ”). Điều này có nghĩa là nếu thứ tự của các item thay đổi, thay vì dịch chuyển các phần tử web theo thứ tự tương ứng, Vue sẽ patch mỗi phần tử tại chỗ và bảo đảm phản ánh đúng những gì cần phải render tại vị trí đó".

Vì việc trong các component có thể có các trạng thái và xử lý khác nhau, nên việc vá này có thể dẫn tới sự không đúng khi mà chúng ta cập nhật lại danh sách. Và chú ý là nên thiết lập các giá trị độc nhất cho các key.

Vue khuyến khích sử dụng key bất cứ khi nào bạn dùng v-for, trừ phi nội dung DOM được duyệt qua quá đơn giản hoặc bạn đang cố ý sử dụng behavior mặc định của Vue để tăng tốc cho ứng dụng.

 
<div v-for="item in items" :key="item.id">
   
</div>

Lưu ý về dùng v-for chung với v-if

Ở bên trên mình có đưa ra cho các bạn ví dụ về dùng v-for và v-if trong cùng một phần tử, điều này không tốt khi mỗi lần Vue render ra một phần tử nó lại phải kiểm tra v-if 1 lần.

Thay vào đúng chúng ta sử dụng như sau:

<template>
    <div class="list-rendering">
        <ul>
            <li v-for="todo in listCompleteTodo">
              {{ todo.name }} - {{ todo.isComplete }}
            </li>
        </ul>
    </div>
</template>

<script>
    export default {
        data() {
            return {
                todos: [
                    {
                        name: 'to do 1',
                        isComplete: true
                    },
                    {
                        name: 'to do 2',
                        isComplete: false
                    },
                    {
                        name: 'to do 3',
                        isComplete: true
                    },
                ]
            }
        },
        computed: {
            listCompleteTodo() {
                return this.todos.filter(item => item.isComplete)
            }
        }
    }
</script>

<style lang="scss" scoped>
</style>

ở đây chúng ta sử dụng computed để trả về danh sách các todo đã hoàn tất, mình viết gọn item => item.isComplete ý nghĩa giống như item => item.isComplete == true nhé. Bởi vì computed chỉ tính toán lại khi dữ liệu phụ thuộc bị thay đổi vì thế nên ở ví dụ trên ta sẽ loại bỏ được việc kiểm tra v-if ở mỗi lần lặp, do đó với các tập dữ liệu mà ít khi thay đổi trong suốt vòng đời của component thì khi tính toán chúng ta nên dùng computed đã được mô tả ở bài trước của mình.

Qua bài này hi vọng rằng các bạn đã hiểu thêm được các sử dụng v-for từ đó có thể tận dụng cho việc duyệt các danh sách dữ liệu và in ra màn hình, đồng thời nắm trong tày một số kĩ thuật để sử dụng v-for.

Ở bài tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các tạo các component con và truyền dữ liệu giữa chúng.

Cám ơn các bạn đã theo dõi, nếu có bất kì thắc mắc nào bạn hãy để lại dưới comment nhé ^^!

0