11/08/2018, 19:11

Bài tập java có lời giải

Học java core Bài này cung cấp cho bạn danh sách các dạng bài tập khác nhau để bạn thực hành khi học java. Bài tập java cơ bản . Bài tập java nâng cao . Note : Trước khi xem lời giải thì các bạn hãy tự làm trước nhé và hãy common hóa (phân tách thành phương ...

Học java core

Bài này cung cấp cho bạn danh sách các dạng bài tập khác nhau để bạn thực hành khi học java.

  1. Bài tập java cơ bản.
  2. Bài tập java nâng cao.
Bài tập java

Note: Trước khi xem lời giải thì các bạn hãy tự làm trước nhé và hãy common hóa (phân tách thành phương thức riêng) những gì có thể sử dụng lại được.

1. Bài tập java cơ bản

Trong phần này, bạn phải nắm được các kiến thức về:

  • Các mệnh đề if-else, switch-case.
  • Các vòng lặp for, while, do-while.
  • Các từ khóa break và continue trong java.
  • Các toán tử trong java.
  • Mảng (array) trong java.
  • File I/O trong java.
  • Xử lý ngoại lệ trong java.

Danh sách bài tập java: xử lý số

Danh sách bài tập:

  1. Viết chương trình giải phương trình bậc 2: ax2 + bx + c = 0.
  2. Viết chương trình tính giai thừa của n.
  3. Viết chương trình chuyển đổi một số tự nhiên ở hệ số 10 thành một số ở hệ cơ số B (1

    Danh sách bài tập:

    1. Nhập một sâu ký tự. Đếm số từ của sâu đó (mỗi từ cách nhau bởi một khoảng trắng có thể là một hoặc nhiều dấu cách, tab, xuống dòng). Ví dụ ” hoc java co ban den nang cao ” có 7 từ.
    2. Nhập một sâu ký tự. Liệt kê số lần xuất hiện của các từ của sâu đó.
    3. Nhập 2 sâu ký tự s1 và s2. Kiểm tra xem sâu s1 có chứa s2 không?

    Danh sách bài tập java: xử lý mảng

    Các bài tập trong phần này thao tác với mảng một chiều và 2 chiều trong java, bạn có thể tham khảo bài học mảng (Array) trong java

    Danh sách bài tập:

    1. Nhập một mảng số nguyên a0, a1, a2, …, an-1. In ra màn hình các phần tử xuất hiện trong mảng đúng 1 lần.
    2. Nhập một mảng số nguyên a0, a1, a2, …, an-1. In ra màn hình các phần tử xuất hiện trong mảng đúng 2 lần.
    3. Nhập một mảng số nguyên a0, a1, a2, …, an-1. In ra màn hình số lần xuất hiện của các phần tử.
    4. Nhập một mảng số nguyên a0, a1, a2, …, an-1. Hãy sắp xếp mảng theo thứ tự tăng dần.
    5. Nhập một mảng số nguyên a0, a1, a2, …, an-1. Hãy sắp xếp mảng theo thứ tự giảm dần.
    6. Nhập một mảng số nguyên a0, a1, a2, …, an-1. Hãy sắp xếp mảng theo thứ tự tăng dần, sau đó chèn phần tử x vào mà vẫn đảm bảo mảng là tăng dần.
    7. Nhập một mảng số thực a0, a1, a2, …, an-1. Không dùng thêm mảng số thực nào khác (có thể dùng thêm mảng số nguyên), hãy in ra màn hình mảng trên theo thứ tự tăng dần.
    8. Nhập 2 mảng số thực a0, a1, a2, …, am-1 và b0, b1, b2, …, bn-1. Giả sử 2 mảng này đã được sắp xếp tăng dần. Hãy tận dụng tính sắp xếp của 2 dãy và tạo dãy c0, c1, c2, …, cm+n-1 là hợp của 2 dãy trên sao cho ci cũng có thứ tự tăng dần.
    9. Viết chương trình nhập vào mảng A có n phần tử, các phần tử là số nguyên lớn hơn 0 và nhỏ hơn 100. Thực hiện các chức năng sau:
      a) Tìm phần tử lớn thứ nhất và lớn thứ 2 trong mảng với các chỉ số của chúng (chỉ số đầu tiên tìm được).
      b) Sắp xếp mảng theo thứ tự tăng dần.
      c) Nhập số nguyên x và chèn x vào mảng A sao cho vẫn đảm bảo tính tăng dần cho mảng A.
    10. Viết chương trình nhập vào ma trận A có n dòng, m cột, các phần tử là số nguyên lớn hơn 0 và nhỏ hơn 100. Thực hiện các chức năng sau:
      a) Tìm phần tử lớn thứ nhất với chỉ số của nó (chỉ số đầu tiên tìm được).
      b) Tìm và in ra các phần tử là số nguyên tố của ma trận (các phần tử không nguyên tố thì thay bằng số 0).
      c) Sắp xếp tất cả các cột của ma trận theo thứ tự tăng dần và in kết quả ra màn hình.
      d) Tìm cột trong ma trận có nhiều số nguyên tố nhất.

    2. Bài tập java nâng cao

    Trong phần này, bạn phải nắm được các kiến thức về:

    • Lớp và đối tượng trong java.
    • Access modifier trong java
    • Các tính chất của lập trình hướng đối tượng (OOP).
    • Các khái niệm Java OOPs.
    • Collection trong java.
    • Xử lý ngoại lệ trong java.

    Bài 1: Làm quen với lập trình hướng đối tượng

    Đề bài: Viết chương trình quản lý sinh viên. Mỗi đối tượng sinh viên có các thuộc tính sau: id, name, age, address và gpa (điểm trung bình). Yêu cầu: tạo ra một menu với các chức năng sau:

    /****************************************/
    1. Add student.
    2. Edit student by id.
    3. Delete student by id.
    4. Sort student by gpa.
    5. Sort student by name.
    6. Show student.
    0. Exit.
    /****************************************/

    Học java core
0