12/08/2019, 09:04

Bí kíp tối thượng làm Freelancer

Lưu ý: Các kinh nghiệm được chia sẻ ở đây là thông tin với mục đích tham khảo, không phải công thức vàng để áp dụng máy móc vào mọi trường hợp. Bản thân mình thì hầu như không dùng những cách này mà thường chơi trò “Thử thách trực diện” với cty tuyển dụng, về cơ bản thì ...

Lưu ý:

Các kinh nghiệm được chia sẻ ở đây là thông tin với mục đích tham khảo, không phải công thức vàng để áp dụng máy móc vào mọi trường hợp.

Bản thân mình thì hầu như không dùng những cách này mà thường chơi trò “Thử thách trực diện” với cty tuyển dụng, về cơ bản thì mỗi công ty mình đều ứng tuyển vào 1 lĩnh vực khác nhau, ở 1 vị trí khác nhau nên nó đòi hỏi những yếu tố khác với quy trình phổ biến nhưng qua vài năm cộng tác làm headhunter cho 1 số công ty tuyển dụng cũng như trực tiếp trong lĩnh vực thiết kế quảng cáo và game, thì điều mà mình cũng như các nhà tuyển dụng chú ý đầu tiên không phải là bản CV ghi đầy đủ sơ yếu lý lịch, 3 họ, 4 hàng…mà là những điểm sau đây.

Những điểm cần lưu ý:

I. Email:

  • Địa chỉ email: không cần phải “thanh niên nghiêm túc” nhưng đừng bao giờ là: “satthutinhtruong”, “congchuabongbong”, “hoangtudauxanh”,”conangrauma”…
  • Tiêu đề rõ ràng, nói rõ vị trí mà mình muốn nộp hồ sơ, tên của bạn.

Vd: [Tên] – [Vị trí ứng tuyển]

  • Nội dung phải có:

1. [Nơi gửi đến/ người nhận] = cty ABC, phòng…

* Khi nói chuyện cần phải biết là mình đang nói với ai, hướng tới điều gì.

2. [Nội dung liên hệ/ lý do gửi cái mail này] cũng không cần thiết lắm cho cái việc phải ghi như mấy mẫu trên mạng đầy rẫy kiểu “cty xxx được biết đến như là 1 “đế chế” bla bla trong ngành… ai làm tuyển dụng đọc vào cũng biết bạn copy hay tự viết liền à.

3. [Ghi chú về file đính kèm, thường là portfolio được đóng gói] bạn nên vậy thay vì quẳng vào mặt nhà tuyển dụng vài chục cái hình chẳng biết phải sắp xếp làm sao.

4. [Thông tin liên hệ với bạn]

5. [Nhớ chào người ta cho đàng hoàng] ngắn gọn lịch sự.

*Nếu được nên nộp CV, email bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ mà cty bạn đang dùng như là ngôn ngữ chuẩn trong giao tiếp chung của họ.

II. CV:

1. [Thông tin cá nhân của bạn]

*Nhớ kèm ảnh chân dung để nhận diện, không cần thiết phải là mặt lạnh phông xanh nhưng cũng đừng đeo lens giả, mi dày nửa ký lô, phùng man chu mỏ. Hoặc nam thì với góc chụp của thánh sịp vàng.

2. [ Địa chỉ liên hệ]Làm ơn đừng quên số điện thoại cá nhân và email, giờ chắc ít nhà tuyển dụng chơi trò viết thư hộc bàn lắm!

3. [Các công việc đã làm]: nêu khoảng 3 dự án thành công nhất cho từng vị trí, đừng lôi quá nhiều vào.

* Đừng viết ra 1 dự án khủng nhưng vai trò của bạn chỉ là rất rất nhỏ trong đó chỉ vì cái thương hiệu của khách hàng. Nhà tuyển dụng chỉ thực sự quan tâm đến thực chất công việc của bạn làm là gì, đóng góp bao nhiêu % vào dự án.

4. [Người tham khảo]: Hãy nhớ rằng CV của bạn sẽ tăng thêm 200, 300, nnn % tin tưởng và sức nặng so với các ứng viên khác nếu như mỗi dự án, mỗi vị trí cv mà bạn liệt kê đều có người uy tín để kiểm chứng, kèm số điện thoại và email của họ.

* Đừng bao giờ nhờ 1 ông A, chị B nào đó không liên quan trực tiếp đứng ra bảo lãnh. Vì họ sẽ tìm ra nhanh chóng xem các vị ấy vai trò gì hay không :”]

Nhớ xin phép người kiểm chứng và hỏi ý kiến họ về việc thông tin gì được phép bỏ vào trong CV của bạn.

Nên gói gọn trong 1 mặt giấy, quá lắm thì 2 mặt A4. Nếu bạn loại bỏ thông tin chi tiết phả hệ cũng như bằng cấp giấy thì cũng tiết kiệm khá nhiều không gian.

III. Portfolio:

Đây là phần có yếu tố quyết định cho việc bạn có gây được sự chú ý của nhà tuyển dụng hay không, cho nên hãy cân nhắc làm sao cho 2 phần Email và CV được ngắn gọn xúc tích để dẫn dắt nhanh đến phần này.

Portfolio nên được phân loại theo các hạng mục rõ ràng như:

– Vẽ tay.

– 2D.

– 3D.

– Animation.

– UI design.

Thay vì bạn zip nguyên 1 nùi rồi quẳng vào mặt cho người ta chơi trò lựa đậu, gom thành 1 file PDF, chia rõ từng section, hoặc up portfolio lên Behance.

*Hình ảnh nên được chọn lọc để có chất lượng tốt nhất và phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.

IV: Đi test, phỏng vấn:

1. Nên đi đúng giờ, và sớm hơn 1 chút.

Lý do lạc đường là cực kỳ nhảm nhí, tìm đường đến cty là 1 trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng. Nếu không biết thì có bản đồ. Bạn làm gì khi có trong tay 1 chiếc smartphone? Laptop? Không biết mở Google Maps, Diadiem.com, Vietbandolên coi sao?

* Thói quen của mình trước đây là luôn đi trước đó vài ngày để thăm dò địa hình công ty, môi trường sống tại đó… Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc đàm phán lương, lợi ích khác với cty.

2. Đừng quá lạm dụng những mánh khóe đội lốt dưới từ “Chuyên nghiệp”, được các “Chuyên gia” tư vấn nên dùng như: Dùng đại từ nhân xưng TÔI. Một lỗi cơ bản nhưng rất nghiêm trọng. Đối với văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có nhiều từ để phù hợp với văn cảnh, đối tượng khác nhau. Nếu bạn lớn/ nhỏ hơn người phỏng vấn tầm 2 tuổi thì xưng TÔI là khá đẹp. Nhưng nếu bạn nhỏ hơn tới 5-6 tuổi trở lên mà vẫn cố gắng gân cổ lên xưng tôi thì bạn đang tự làm mất đi cơ hội của mình khá nhiều.

*Giỏi chuyên môn cũng phải biết quy tắc ứng xử để phù hợp với môi trường công việc, với các đồng nghiệp khác. Khi bạn đánh mất lợi thế giao tiếp thì chỉ có 2 con đường, hoặc làm trùm của các trùm khiến cho người ta phải quỳ gối xin bạn, hoặc là sớm nghỉ việc về nhà tự kỷ nếu không chịu thay đổi. Nhiều người có khả năng làm việc 1 mình tại nhà cực cao nên đó cũng là 1 điều tốt nếu bạn chọn đúng con đường, môi trường làm việc.

3. Đôi lúc người ta cũng muốn xem sự hài hước của bạn :”] trong ngành sáng tạo nếu nghiêm túc quá đôi khi lại hỏng việc.

V. Deal lương:

Hãy deal dựa trên mức độ tự tin của bạn ở cuộc phỏng vấn trên 1 số nền tảng:

– Mức lương trung bình của vị trí này trong ngành.

– Quy mô, tính chất cv tại công ty mà bạn đang phỏng vấn.

– Môi trường sống xung quanh cty.

– Quan trọng nhất đó phải là con số tối thiểu khiến bạn happy (nhưng đừng có nói ra mức lương “tối thiểu” mà mình muốn, hãy nói con số mình muốn và có thể nếu nhà tuyển dụng hài lòng bạn sẽ có vài cái deal để đi đến mức hợp lý cho cv) :”]

* Năng lực bạn 10 nhưng công ty chỉ cần bạn làm đến 7 thì quá lắm lương họ trả sẽ là 8. Đừng bắt ai phải trả thêm quá nhiều cho những thứ mà họ không sử dụng :”D

5. Ra về nhớ chào hỏi, cười nói thân thiện dù cho kết quả phỏng vấn thế nào.

6. Nhớ gửi email cảm ơn về cơ hội được trao đổi với cty.

*Lúc bước ra về, dù ra đến cửa thì cũng hãy nhớ những nguyên tắc ứng xử cơ bản. Cho dù bạn có cuộc pv tốt đẹp mà ra cửa bạn hách dịch với chị lao công thì hãy coi chừng kết quả :”]]

Tất nhiên nếu bạn đã có 1 phong cách sống đẹp thì chẳng có gì phải lo ở đây cả.

Chúc các bạn thành công :”D “

Mức giá sàn của các ngành (mức giá này có thể thay đổi tùy thời điểm, cmt vào mức giá đúng hơn mà bạn biết nhé!)

Advertising
Key visual (sketch) 100 – 150$
Storyboard $8 – $20++/ frame
Final artwork (visualize có sẵn layout KS): 50×70 cm/300 dpi 700 – 1000$
 Billboard (visualize trên 5m)   1500 -3000$
  Freelance work:  20-25$/hour hoặc 100-150$/day
 Digital Imaging:
 FA theo layout khổ 7000×5000 px  300$
 3D:
 Sản phẩm (chai, lọ, hộp sữa, bột giặt)  100 – 150$
Sản phẩm (độ phức tạp hơn) 200$ trở lên
Character 300 – 400$ (lấy luôn file 3D)
Minh họa
Kim Đồng: cái này là giá trần luôn chứ hok có sàn nha

Vẽ máy:900k/ trang đôi.

Vẽ tay: 1400k/ trang đôi.

Nói chung ko nói Nhà Xuất bản nào hết nha

-100$ cho 1 tranh a4 , 70$ cho 1 tranh a5 ( ko có bản quyền gì cả , nếu đối phương hoặc công ty muốn có bản quyền 100% để sử dụng thì giá x10 lên )

-nếu bao luôn 1 cuốn sách từ 20 tranh thì có 2 mức giá , 1500 nếu có buông chi tiết ( tức là ví dụ vẽ 15 tranh full 5 tranh nghỉ ) , 2000 ( nếu vẽ full 20 tranh 5 tranh để nghỉ )

-( vấn đề bản quyền in sách , tái bản , chuyển qua ngôn ngữ khác , audio , thường khoảng  5% , tùy theo deal của mọi người )

bìa sách thì 150$ là 3t tất cả đều là giá Việt Nam hết

world wide  thì gấp 3 lần cho tranh đơn , bìa sách , blah blah còn minh họa bao trọn cuốn thì khoảng 2000$ đến 2500$ (update 2017 thì Việt Nam deal lên được max là 5000-7000$ 1 cuốn rồi nha các bạn , nên nếu giỏi thì hãy tự tin tỏa sáng)

Bìa cover CD thì khoảng 500$ – 700$ (cách đây 2 năm mình làm 400 , giờ deal cao hơn vẫn ok )

E-Card:
Nếu như khách hàng đã có graphics này nọ, mình chủ yếu làm animation và effect. 150 USD
Tự vẽ (không nhiều lắm, style cu tè), anim và gắn ít âm thanh. Lưu ý chi phí không bao gồm tiền mua bản quyền âm nhạc  500 USD
Tùy brand + deadline + mức độ phức tạp mà có giá cao hơn > 500 USD
RESIZE / RETOUCH / ADAPT for print ads/packaging/master artwork
uniform (vertical > vertical / horizontal > horizontal) 200.000 VND / face
non-uniform (vertical > horizontal / horizontal > vertical) 500.000 VND / face
DOCUMENT / BOOK DESIGN (brochure, catalogue,booklet,…)
 01 – 11 facing pages  500.000 – 5.500.000 VND (500.000 VND/facing page)
12 – 21 facing pages 350.000 – 7.350.000 VND (350.000 VND/facing page)
22 – 31 facing pages 200.000 – 6.200.000 VND (200.000 VND/facing page)
32+ facing pages 100.000 – n (100.000 VND/facing page)
Tính tiền:
11 facing pages đầu 5.500.000 VND
21 facing pages tiếp 7.350.000 VND
31 facing pages tiếp  6.200.000 VND
28 facing pages cuối 2.800.000 VND
total 21.850.000
INTERIOR / EXTERIOR / DÉCOR:
50m2 đầu 180.000 VND/m2
50m2 tiếp theo 130.000 VND/m2
n m2 tiếp theo 80.000 VND/m2
Buiding 3D + render screen view 4 files/area (A4 + 150dpi) – không design: 3.000.000 VND/4 files/area
C.I.P / POSM
logo + mini guideline 3.000.000 – 5.000.000/pack (small business)
namecard 1.000.000 VND
letterhead 500.000 VND
 envelope (2 sizes) 1.000.000 VND
 fax paper 500.000 VND
disc (label + cover) – basic  1.500.000 VND
folder 1.000.000 VND
employee card/visitor card 1.000.000 VND
sticky note 500.000 VND
pen/pencil 200.000 VND
handbook – basic 2.000.000 VND
 t-shirt/uniform/pg uniform 500.000 VND
hat/helmet/clock/raincoat/cup/mug/flag 500.000 VND
calendar 10.000.000 VND
sign (welcome sign/office sign/department-position sign) 2.000.000 VND
glass decal/transportation decal 160.000 VND/m2
powerpoint/excel/word template (5 pages) 2.500.000 VND
email signature 200.000 VND
screensaver 500.000 VND/page
layout website 500.000 VND/page
UX work
Audit (heuristics evaluation): 1.000.000VND/screen
Audit (usability testing)  5.000.000 VND/function
User Personas 2.000.000 VND/persona
Interactive low fidelity wireframe 500.000VND/page
PAKAGING (master + adapt pakaging)
 retail products 5.000.000 VND/master + 1.000.000 VND/adapt
professional products 10.000.000 VND/master + 2.000.000 VND/adapt
CONCEPT ART/DESIGN – MATTE PAINTING
Environment concept art 500-800$ tùy mức độ chi tiết, from sketch to final rendering
Props design dùng trong environment 300-500$ tùy độ lớn của chi tiết, yêu cầu orthographic drawing hay ko, full render hay chỉ line drawing.
CONCEPT ART/DESIGN – MATTE PAINTING
Environment concept art 500-800$ tùy mức độ chi tiết, from sketch to final rendering
Props design dùng trong environment 300-500$ tùy độ lớn của chi tiết, yêu cầu orthographic drawing hay ko, full render hay chỉ line drawing…
Vehicle/Mech/Industrial design: 300-500$ tương tự như props
4K Matte painting 1000-1500$ cái này client có thể yêu cầu làm camera project luôn, thường thì mình team up với compositor.
ANIMATION

Cho Viralclip ( chạy trong event/các trang mạng xã hội)

Storyboard 300$
Layout  100 – 200$/layout
Animation _Frame by frame (per s) 30$/s
  • Animation_ Cutout (per s) 17$/s
  • Compose and VFX : 100 $
17$/s
Compose and VFX 100 $
Cho TVC
Storyboard 800$
Layout 500$/ layout
Animation_ Frame by frame (per s) 60$
Animation_ Cutout (per s)  35$
Compose and VFX 300$
Cho Game
Character_cutout 125$
Item_cutout 75$

Các thỏa thuận nên có giữa khách hàng và Creatives

– Khi làm việc ở các agency nên request tính tiền “net”, vì nếu một số các bạn mới làm ban đầu người ta sẽ tính kiểu “gross” tức là giá trị hợp đồng sẽ trừ 10% thuế nữa. Đồng thời bên này cũng sẽ đề nghị mình chịu phí xuất hợp đồng qua công ty thứ 3 (trừ thêm 7% tiền hợp đồng nữa), nhưng mình deal net hết, không chịu chi phí phụ nào cả.

Lưu ý: các bạn nhớ cẩn thận phần xuất hóa đơn, vì đa số freelancer ko tự xuất hóa đơn VAT được. nên 1 là yêu cầu chỉ lấy phần NET, agency hoặc ty tự lo phần hóa đơn. 2 là nếu có đơn vị quen xuất hóa đơn giùm thì nhớ tính % thực tế mua hóa đơn dùm, thường là từ 13-20% (chứ ko bao giờ có giá mua hóa đơn là 10% VAT đâu).

Tốt nhất là deal cứng , có nghĩa là chi phí bạn đưa ra sẽ là chi phí bạn sẽ nhận được , còn công ty hoặc agency có nghĩa vụ phải tự + %tiền thuế +% tiền linh tinh nếu có , tự cộng lên chứ ko có chuyện trừ tiền của bạn ra ok ????

Làm freelance mình thường deal:

– Thanh toán trước 30 thậm chí có trường hợp 50% TRƯỚC KHI BẠN LÀM PROJECT CÓ NGHĨA LÀ NHẬN TIỀN THÌ MỚI LÀM (ĐÂY LÀ VIỆC CỰC KÌ QUAN TRỌNG NẾU KO MUỐN BỊ QUỊT NGAY TỪ KHI LÊN BẢN SKETCH )

– Các bạn sẽ gặp rất nhiều lý do củ chuối đại loại như , job rất gấp , sketch trước đi tiền hoặc hợp đồng kí sau ( WTF man ? ) . Agency muốn bạn test trước để coi style của bạn rồi mới kí hợp đồng (coi style thì quăng portfolio cho nó , ưng thì ứng tiền rồi mới làm ok ? )

– Sau khi làm xong thường thì mình sẽ chốt 50% còn lại TRƯỚC khi gửi file final (rõ ràng là TRƯỚC nếu ko muốn bị quịt 50% còn lại :))))

– Nếu có kí hợp động hoặc công ty hơi khó khăn tý thì ok chuyện thanh toán 50% còn lại trong 7 ngày (nếu quá 30 ngày ko thấy tiền đâu thì cứ lật phốt lên FB nhé )

– Chốt thời hạn cho họ feedback, quá thời gian nghiễm nhiên được coi là đã duyệt.

– Báo giá tiền thực lãnh, đơn vị USD, quy đổi theo tỷ giá ngân hàng VCB vào ngày thanh toán nếu trả bằng VND. Muốn hóa đơn đỏ hay gì thì cứ việc cộng thêm vào trên số tiền thực lãnh.

– 90% là chẳng ký hợp đồng nhưng có những nguyên tắc làm việc được thông báo và thỏa thuận qua email. Không thanh toán hay cù nhây thì cứ bơm cho cái email thông báo giờ nào, ngày nào mình sẽ public thông tin nếu đối tác không rõ ràng.

– “Nhanh mà”, “Dễ mà”, “Sao mắc vậy?”, “Người ta báo giá có…”, “Chỉ cần như vầy như vầy, dựa trên… là được” => Vâng, anh/ chị bấm nút giùm em. Không cần nói gì tiếp.

– Miễn tiếp “cổ phần”, chỉ cần tiền mặt. Với web/app design thì có thể nhận một phần cổ phẩn và một phần tiền mặt nếu làm cho một công ty sản phẩm (product company). Tuy nhiên cần làm rõ điều khoản cash out, điều kiện nhận cổ phần và pha loãng cổ phần.

– Một t&c mà mình thường deal trong hợp đồng mà thấy thường ít nói đến và hay bị né đó là điều khoản phạt khi trả tiền chậm, phạt x% (tùy bên, và cách deal, nhưng min nên là 2%) giá trị hợp đồng sau thuế, và ko được để quá 20% mức phạt này. Deal này sẽ giúp mình tránh rủi ro về sau và phần nào biết trước đc mức độ nghiêm túc và chuyên nghiệp của bên thuê mình để lựa cơm gắp mắm ( nếu bên đối tác đàng hoàng không có ý định quỵt hay nhây tiền thì chả có gì phải lo với cái t&c này). Mình đã đảm bảo trách nhiệm và chất lượng về tgian cho họ thì ko lý do gì bên đó ko cam kết hoàn thành phần của họ đúng hẹn được cả.

Đòi tiền thế nào?

1. Có thể Producer, hay Art Director và Creative Director sẽ bief bạn job. Nhưng họ không phải là những người trả tiền cho bạn, vì vậy đừng mất thời gian đòi tiền họ.

2. Có thể Account sẽ là người có thẩm quyền phải thông báo cho bạn về payment process. Nhưng cũng đừng mất thời gian với họ. Họ cũng không thể giúp tiền vào túi bạn đúng hẹn.

3. Hãy xin số của bộ phận Kế Toán, hay email của một chị kế toán. Chính họ là người chuyển tiền vào tài khoản của bạn. Thông thường để tiền về tay bạn, họ sẽ phải làm một vài thủ tục, xin một vài chữ ký trước khi họ làm lệnh chuyển khoản. Khi ngân hàng của bạn không nằm trong hệ thông banking của công ty họ, có thể bạn sẽ phải chờ thêm vài ngày. Bạn nên hỏi về quá trình này.

4. Để hỏi contact của bộ phận này, bạn cần khôn khéo một chút. Quy định của công ty không cho phép supplier hay freelance liên hệ trực tiếp cho bộ phận này.

Bạn có thể lấy lý do là:

Cần làm việc trực tiếp với kế toán về các thông số Thuế thu nhập cá nhân để làm hợp đồng, hay có trục trặc về thông tin tài khoản..bla..bla.. bất ký lý do nào mà buộc bạn phải làm việc trực tiếp với họ.

  • Trả lời là các thiết kế của mình không đạt, không dùng, chửi bới ỏm tỏi nếu không trả tiền.
  • Kết quả, chạy ầm ầm trong campaign

Giải quyết: Bắn 1 cái tin thông báo + cảnh báo là sẽ public thông tin agency và dự án vì họ tráo trở.

Ông bà ta thường nói “Ăn hành để trưởng thành”, bây giờ bạn không cần ăn hành vẫn trưởng thành được. Hãy chia sẻ nhưng kinh nghiệm bạn tích góp được trong quá trình làm freelancer của bạn trong phần comment

0