Bị tóm vì cướp tiền của 217 ngân hàng chia cho người nghèo, hacker thoát mức án tử chỉ nhờ 1 câu nói trên Twitter
Giúp người nghèo bằng tài năng bí hiểm của bản thân, hacker Hamza Bendellad suýt trả giá phải lên ghế điện vì mức án tử hình bên công tố đưa ra. Hamza Bendelladj là ai? Hamza sinh năm 1988 tại Tizi-Ouzou (Algeria). Tuy lớn lên tại một đất nước nghèo khó và bất ổn về chính trị, ...
Giúp người nghèo bằng tài năng bí hiểm của bản thân, hacker Hamza Bendellad suýt trả giá phải lên ghế điện vì mức án tử hình bên công tố đưa ra.
Hamza Bendelladj là ai?
Hamza sinh năm 1988 tại Tizi-Ouzou (Algeria). Tuy lớn lên tại một đất nước nghèo khó và bất ổn về chính trị, thế nhưng anh có một niềm đam mê rất lớn với máy tính, đặc biệt là tìm tòi và mã hóa các dòng lệnh. Được biết, anh có thể nói 5 ngoại ngữ khác nhau và hiện tại kỹ thuật mã hóa đã đến mức “bậc thầy”.Đối với người dân Algeria, Hamza là anh hùng đời thật. Nhưng đối với những nước phương tây, đặc biệt là nơi bị anh ấy “cướp”, thì xem anh như một tên tội phạm nguy hiểm và cần bắt giữ ngay lập tức.
Sở dĩ người dân Algeria – quê hương của Hamza, xem anh ấy như một anh hùng là vì những hành động cao cả. Tuy là một tên tội phạm cướp tiền đúng nghĩa, nhưng số tiền lấy được phần lớn anh quyên góp hết vào các quỹ cứu trợ người nghèo ở Algeria.
Phi vụ cướp 280 triệu đô
Hamza hoạt động với tên mã là “BX1”, anh đã nằm trong tầm ngắm truy nã của FBI cùng với những người bạn của mình, do đã dùng các mã độc để lấy đi hơn 280 triệu USD của các ngân hàng phương Tây.Anh và nhóm bạn của anh đã tạo nên một phần mềm độc hại vào năm 2009 với tên là SpyEye. Khi được cài đặt, SpyEye sẽ kết nối tới các máy chủ kiểm soát và ra lệnh điều khiển.
Trước khi SpyEye được ra đời thì cả thế giới đang đau đầu với Zeus (một phần mềm độc hại có tốc độ lan truyền nhanh). Sau khi Zeus im hơi lặng tiếng một thời gian thì SpyEye đã xuất hiện. Điều đặc biệt và khiến các nhà bảo mật thêm một phen lo sợ chính vì SpyEye là bản nâng cấp của Zeus.
Khi hoàn tất việc “thâu tóm” các ngân hàng, những thông tin về thẻ tín dụng, mật mã, tài khoản kể cả địa chỉ của từng nạn nhân có liên kết với ngân hàng sẽ được chuyển về máy tính cá nhân của anh hoặc nhóm bạn của anh. Không chỉ lấy tiền từ các ngân hàng, Hamza còn bán các thông tin người dùng với giá từ 1.000 USD tới 8.000 USD/tài khoản.
Và… Hamza đã bị bắt
Sau 3 năm theo dõi, Hamza Bendelladj đã bị bắt giữ vào ngày 06 tháng 1 năm 2013 bởi Cảnh sát Thái Lan. Lúc này anh đang ở điểm dừng chân quá cảnh tại Bangkok, giữa chuyến bay từ Malaysia tới Ai Cập.
Khi bị bắt, Hamza đã thực hiện trót lọt 217 phi vụ “cướp” ngân hàng, số tiền lấy được lên đến 280 triệu USD và hàng ngàn tài khoản từ người bình thường tới nổi tiếng bị bán đi. Tính tổng số tiền anh chiếm lấy hơn 400 triệu USD. Tuy nhiên khi bị bắt, anh không hề chống cự và luôn nở nụ cười tươi trên môi.
Sau các phiên tòa tra khảo, cuối cùng Hamza đã bị kết án với mức 15 năm tù. Trước đó nhiều thông tin cho rằng anh đã bị tạm tuyên án tử hình nhưng với sự phản đối kịch liệt của nhiều người nên phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Lý do của phản đối tuyên án tử từ phía người ủng hộ anh là vì hành động cao đẹp của Hamza. Trên Twitter, người dùng @Hassan_JBr đã viết: “Người hùng Algeria là 1 trong 10 hacker nguy hiểm nhất. Anh đã hack 217 ngân hàng, gửi 280 triệu USD cho các quỹ từ thiện. Vậy mà anh phải nhận án tử hình?”
Sau đó thông điệp này đã được chia sẻ nhanh chóng. Và có thể nó đã giúp anh thoát án tử.
Có thể thấy hiếm có một hacker nào có tấm lòng tốt như Hamza. Tuy nhiên, việc cài mã độc vào các ngân hàng để cướp tiền và thông tin như thế là hoàn toàn sai và phạm pháp.
Techtalk Via thegioididong