Bùng nổ tấn công lừa đảo trong 4 tháng đầu năm 2018
Các chiến dịch tấn công lừa đảo vẫn đang tiếp tục được các đối tượng thực hiện nhắm vào người dùng Internet Việt Nam. Tấn công lừa đảo hay còn gọi là tấn công Phishing, là việc xây dựng những hệ thống lừa đảo nhằm đánh cắp các thông tin nhạy cảm, như tên đăng nhập, mật khẩu hay thông ...
Các chiến dịch tấn công lừa đảo vẫn đang tiếp tục được các đối tượng thực hiện nhắm vào người dùng Internet Việt Nam. Tấn công lừa đảo hay còn gọi là tấn công Phishing, là việc xây dựng những hệ thống lừa đảo nhằm đánh cắp các thông tin nhạy cảm, như tên đăng nhập, mật khẩu hay thông tin về các loại thẻ tín dụng của người dùng.
Theo thống kê, các vụ tấn công lừa đảo vẫn liên tục tăng dần. Chỉ riêng tháng 1/2018 đã ghi nhận hơn 1.000 website giả mạo, nhằm thu thập thông tin cá nhân của người dùng thông qua các chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng quà tri ân cho khách hàng. Không chỉ dừng lại ở các hình thức tấn công bằng cách gửi mail giả mạo hay popup lừa đảo, hiện nay tấn công Phishing còn được kẻ xấu khai thác qua các hình thức như: gửi tin nhắn điện thoại, Facebook messenger…
Tấn công Lừa Đảo đáng sợ như thế nào? =>> XEM TẠI ĐÂY
Đáng chú ý, Trung tâm xử lý tấn công mạng Internet Việt Nam – Cục An toàn thông tin đã phát hiện có ít nhất 20 tên miền được sử dụng để phục vụ cho các chiến dịch tấn công lừa đảo nói trên. Hầu hết các trang web đều sử dụng tên miền được đăng ký gợi mở đến chương trình trúng thưởng, trao giải như: trangchutraogiai2018.com; vongquayonline24h.com; vongquayonline2018.com; vongquay79.com; triannam2018.com; tranggiainhat2018.com; vongquay2018.com; trieuphu52.com; traoqua779.com; sukienqua7979.com; thongtingmail.com; sukienvang247.com;quavn2018.com; tingiaithang4.com; sukienfb339.com; sukien59.com; sukien99.com; quathuonghieu123.com; nhangiaivang2018.com;nhanthuongsukien2018.com; traogiai4747.com; www.hethongfb18.com…
Thực tế cho thấy, các chiêu trò lừa đảo qua mạng không phải là hiếm. Tuy nhiên, việc người dùng nhẹ dạ và tin vào lời kẻ gian dẫn dễ đến việc tự tay “dâng” thông tin cho tin tặc. Theo các chuyên gia an ninh mạng, có nhiều trường hợp kẻ gian dùng chính những đường link trong tin nhắn để phát tán mã độc, virus vào máy tính của nạn nhân. Hoặc, từ việc khai báo thông tin, nạn nhân có thể bị kẻ gian dùng chính thông tin ấy để tiến hành các hoạt động lừa đảo sau này.
Để bảo đảm an toàn thông tin và phòng tránh nguy cơ bị tấn công lừa đảo các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo người dùng cần cảnh giác với những địa chỉ web lạ, gợi mở về việc nhận thưởng, trao giải. Trong trường hợp cần thiết, cần liên hệ với chủ quản của nhãn hiệu đó để xác minh. Người dùng cần cảnh giác với những tin nhắn với các thông tin khuyến mãi, trúng thưởng, nhận thưởng; không click vào bất cứ liên kết lạ nào được nhận từ tin nhắn trên Facebook, kể cả từ các tài khoản bạn bè và người thân và các kênh tương tự như Zalo, Viber.
Đối với các tài khoản mạng xã hội, người dùng không click vào các link không rõ nguồn gốc trên new feed hoặc qua Facebook Messenger từ người lạ; không chia sẻ các thông tin về mật khẩu với bạn bè, người thân qua các đoạn chat trên Facebook Messenger bởi tin tặc có thể lợi dụng các lỗ hổng của Facebook để giải mã các đoạn chat và tìm kiếm thông tin chúng cần. Ngoài ra người dùng nên cài đặt mật khẩu 2 lớp cho tài khoản của mình, đồng thời đặt mật khẩu khó đoán, mật khẩu mạnh để hạn chế trường hợp kẻ xấu tấn công.
Trong trường hợp cần thiết, các tổ chức, doanh nghiệp, người dùng hãy liên hệ với SecurityBox qua https://securitybox.vn/ hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/dichvuanninhmang/ để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.
Giới thiệu bạn đọc: Cách bảo vệ tài khoản khi dùng ứng dụng Website