Cách sử dụng Laravel bằng Socket.IO
Websockets thật sự rất hữu ích nếu bạn muốn xem các hoạt động tại realtime của user (hoặc có một số queue job). Đừng nên ngại từ “ Websockets ”. Tôi sẽ đưa ra một số hướng dẫn về cách sử dụng nó và sẽ giải đáp thắc mắc của bạn khi cần. Tôi đã gặp khó khăn khi tôi phải ...
Websockets thật sự rất hữu ích nếu bạn muốn xem các hoạt động tại realtime của user (hoặc có một số queue job).
Đừng nên ngại từ “Websockets”. Tôi sẽ đưa ra một số hướng dẫn về cách sử dụng nó và sẽ giải đáp thắc mắc của bạn khi cần.
Tôi đã gặp khó khăn khi tôi phải cần xem list những người đang xem 1 URL nhất định trên Laravel. Rồi tôi mới suy nghĩ: Một phần tôi muốn một hack nhanh (không phải là thế mạnh của tôi), một phần tôi lại muốn build cái gì thật ngầu, dùng được lâu và dùng lại được.
“Tại sao không dùng Pusher?”
Có một vấn đề, đó là trong Laravel đã có cả Pusher. Mặc dù Pusher là một giải pháp “Plug and Play” khá nhanh nhạy, bản thân nó cũng có khá nhiều giới hạn. Check https://pusher.com/pricing.
Và hầu hết các tutorial đều lừa bạn bằng thumbnail “Ứng dụng Websockets” nhưng thật ra cũng chỉ quăng cho bạn Pusher mà thôi. (Và phần mà tôi thấy buồn cười nhất là khi họ nói bạn có thể chuyển sang socket.io một cách dễ dàng).
“Chúng ta cần có lượng connection vô giới hạn.”
Đúng vậy, chúng ta hoàn toàn không muốn lo lắng về giới hạn.
Bắt đầu từ việc dùng vagrant / homestead.
Để có cái này bạn cần phải đọc về Event Broadcasting.
Có những thứ cần lưu ý ở đây (để tôi không phải nhắc lại phía sau nữa):
- Giao diện ShouldBroadcast cho các Event
- Kích hoạt các Broadcast routes và sử dụng routes/channels.php cho những user xác thực.
- Public Channel — Ai cũng có thể nghe
- Private Channel — User phải được xét duyệt nếu muốn join vào group
- Presence — Tương tự như Private nhưng bạn có thể xem khá nhiều meta data ngoài trên đó và có một list những người đã tham gia bằng channel.broadcastOn() Event method.
Tạo Event
1 2 3 |
php artisan make:event MessagePushed |
Bạn có thể xem các ví dụ cụ thể trong tài liệu về Event Broadcasting.
Cài Redis
Trước đó tôi đã setup các queue bằng Supervisor/Redis/Horizon. Horizon là một tool tuyệt vời và bạn có thể xem thêm info của nó tại đây https://laravel.com/docs/5.6/horizon
Sau khi các queue đã hoạt động, MessagePushed event sẽ dùng đến chúng.
Note: Nhớ edit .env file để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru nhé:
1 2 3 4 5 6 7 8 |
BROADCAST_DRIVER=redis QUEUE_DRIVER=redis (this is from the horizon setup actually, but we will need that for later) REDIS_HOST=127.0.0.1 REDIS_PASSWORD=null REDIS_PORT=6379 |
Cài Laravel Echo Server
Đây là phần chúng ta cài install socket.io server được bundle trong laravel-echo-server. Xem thêm tại đây: https://github.com/tlaverdure/laravel-echo-server
Note: Check các yêu cầu trên đầu trước!
Chạy như bên dưới đây (như trong document)
1 2 3 |
npm install -g laravel-echo-server |
Rồi chạy init để tạo file laravel-echo-server.json file vào trong app root (cái này chúng ta sẽ phải configure).
1 2 3 |
laravel-echo-server init |
Sau khi đã tạo được file laravel-echo-server.json thì nó sẽ trông như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 |
{ "authHost": "http://local-website.app", "authEndpoint": "/broadcasting/auth", "clients": [ { "appId": "my-app-id", "key": "my-key-generated-with-init-command" } ], "database": "redis", "databaseConfig": { "redis": {}, "sqlite": { "databasePath": "/database/laravel-echo-server.sqlite" }, "port": "6379", "host": "127.0.0.1" }, "devMode": false, "host": null, "port": "6001", "protocol": "http", "socketio": {}, "sslCertPath": "", "sslKeyPath": "", "sslCertChainPath": "", "sslPassphrase": "" } |
Note: Nếu bạn muốn push phần này vào public server, hãy đảm bảo có add laravel-echo-server.json vào .gitignore và tạo file này trên server nhé, nếu không bạn sẽ phải đổi authHost liên tục.
Run Laravel Echo Server
Bạn phải chạy phần này để khởi động websockets.
1 2 3 |
laravel-echo-server start |
(nằm trong root — chỗ đặt laravel-echo-server.json)
Sau đó nó sẽ khởi động thành công. (Sau đó chúng ta sẽ muốn add nó vào server để nó tự khởi động và restart nếu bị bể).
Để phần này trong /etc/supervisor/conf.d/laravel-echo.conf của bạn (tạo file này trong folder conf.d):
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 |
[program:laravel-echo] directory=/var/www/my-website-folder process_name=%(program_name)s_%(process_num)02d command=laravel-echo-server start autostart=true autorestart=true user=your-linux-user numprocs=1 redirect_stderr=true stdout_logfile=/var/www/my-website-folder/storage/logs/echo.log |
Một khi bạn đã sắp xếp trong laravel root, bạn có thể chạy
1 2 3 |
pwd |
để lấy path của ‘directory’ ở trên và của prefix ‘stdout_logfile’.
User sẽ trở thành các linux user (vagrant hoặc ubuntu hoặc cái khác)
Lưu file và thoát ra.
(nếu bạn cần dùng vim laravel-echo.conf thì khi làm trong quá trình, nhấn I (như Istanbul) trên bàn phím để edit file bằng VIM rồi type ESC như sau :wq! để đóng và lưu file.
Sau đó chúng ta sẽ chạy các command:
1 2 3 4 5 |
sudo supervisorctl stop all sudo supervisorctl reread sudo supervisorctl reload |
Rồi check xem laravel echo có đang chạy không
1 2 3 |
sudo supervisorctl status |
Cài Laravel Echo và Socket IO client
1 2 3 4 |
npm install --save laravel-echo npm install --save socket.io-client |
Sau đó register Echo trong bootstrap.js (Bạn đang dùng Vue js)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 |
import Echo from "laravel-echo" window.io = require('socket.io-client'); // Have this in case you stop running your laravel echo server if (typeof io !== 'undefined') { window.Echo = new Echo({ broadcaster: 'socket.io', host: window.location.hostname + ':6001', }); } |
Hãy check lại lần nữa cách nghe event của bạn trên một số channel nhất định.
Theo Laravel Broadcasting mà tôi đã đề cập trước đó, nếu bạn dùng broadcastOn() method để return một PresenceChannel mới (Tôi sẽ giải thích kĩ hơn các casr tôi đã làm. Tôi thấy rằng phần này phức tạp hơn việc dùng public channel, vì thế chúng ta có thể giảm xuống không thành vấn đề) rồi chúng ta sẽ nghe lại channel trên diện Javascript (frontend).
Dưới đây là một số ví dụ điển hình:
- Tôi đã push một event vào presence channel (phần này đang làm với các khảo sát)
1 2 3 4 5 6 |
public function broadcastOn() { return new PresenceChannel('survey.' . $this->survey->id); } |
- Sau khi được push thì nó sẽ đi dọc channels.php và trong đó chúng ta sẽ tạo nên phần uỷ quyền cho user này (nhớ return array cho phần uỷ quyền presence channel chứ không phải một Boolean)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 |
Broadcast::channel('survey.{survey_id}', function ($user, $survey_id) { return [ 'id' => $user->id, 'image' => $user->image(), 'full_name' => $user->full_name ]; }); |
3. Trong component VueJs của tôi có load trên page, tôi define một method bắt nguồn từ created() method đang load:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 |
listenForBroadcast(survey_id) { Echo.join('survey.' + survey_id) .here((users) => { this.users_viewing = users; this.$forceUpdate(); }) .joining((user) => { if (this.checkIfUserAlreadyViewingSurvey(user)) { this.users_viewing.push(user); this.$forceUpdate(); } }) .leaving((user) => { this.removeViewingUser(user); this.$forceUpdate(); }); }, |
Tôi đã lấy một vài đoạn code ra khỏi ví dụ nhưng vẫn còn array ‘users_viewing’ để các user vẫn tham gia vào các channel được.
Happy coding!
TopDev via Medium