Cách tăng tốc website WordPress hiệu quả nhất
Như chúng ta đã biết, hiện nay website đang là một công cụ hữu ích và phổ biến nhất để chia sẻ thông tin, giới thiệu, quảng cáo doanh nghiệp hoặc đơn giản chỉ là một nơi chia sẻ những bài viết cá nhân. Hiện nay WordPress đang là một framework khá phổ biến được nhiều người sử dụng. Vậy hôm nay chúng ...
Như chúng ta đã biết, hiện nay website đang là một công cụ hữu ích và phổ biến nhất để chia sẻ thông tin, giới thiệu, quảng cáo doanh nghiệp hoặc đơn giản chỉ là một nơi chia sẻ những bài viết cá nhân. Hiện nay WordPress đang là một framework khá phổ biến được nhiều người sử dụng. Vậy hôm nay chúng ta sẽ nói về vấn đề tốc độ của website WordPress.
Chắc hẳn trong số chúng ta đã không ít lần khó chịu khi truy cập một website mà chờ load trang quá lâu, ngoại trừ những lúc đường truyền internet quá kém. Vậy làm cách nào để chúng ta có một Website WordPress tối ưu nhất về tốc độ.
Để có một Website có tốc độ tốt, trước hết chúng ta cần có một Hosting tốt. Chúng ta nên chọn nhà cung cấp Hosting theo đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Ví dụ khách hàng của bạn chủ yếu ở việt nam thì nên chọn các nhà cung cấp ở việt nam. Còn vì một số lí do nào đó thì bạn có thể chọn các nhà cung cấp hosting ở nước ngoài.
Đầu tiên bạn nên sử dụng các công cụ để kiểm tra tốc độ Website của mình:
- PageSpeed Insights
- GTmetrix
Các bạn có thể chú ý các thông số mà được đánh dấu đỏ như trên hình. Các bạn có thể vào và test thực tế Website WordPress của mình để phân tích các thông số. Sau đây sẽ là một số tips nhỏ của tôi hi vọng sẽ giúp được các bạn cải thiện được tốc độ Website WordPress của mình.
1. Giảm dung lượng ảnh
Trong khi xây dựng blog của mình, có thể các bạn sẽ sao chép hoặc upload những hình ảnh với kích thước lớn, mặc dù khi lên blog của bạn nó vẫn thu nhỏ bên trong khung nội dung, nhưng như vậy website của bạn vẫn phải load ảnh với dung lượng lớn.
Dưới đây là một số plugin giúp tối ưu image cho Site WordPress của bạn
- WP Smush - Image Optimization
- EWWW Image Optimizer
2. Sử dụng CDN (Content delivery network)
Với một số các website mà các bạn sử dụng Hosting băng thông ít hoặc lượng người truy cập vào website của bạn từ các nước khác. Khi đó việc load image, css hay js ở trên hosting của bạn sẽ khá chậm, vì vậy phương pháp sử dụng CDN (Content delivery network) khá tối ưu cho việc này.
Một số nhà cung cấp dịch vụ CDN uy tín:
- Max CDN
- Key CDN
Và nếu blog của bạn sử dụng Js hoặc CSS của các 3rd (Third party). Các bạn có thể sử dụng khá nhiều thư viện miễn phí trên cdnjs
3. Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu
Với một Website các nhân dạng blog, chia sẻ kiến thức hoặc tutorial thì số lượng bài viết sẽ tăng dần theo thời gian, có thể hàng trăm thậm chí lên đến hàng ngàn bài viết. Sau mỗi bài viết, hệ thống WordPress sẽ lưu bản nháp (Draft). Nếu bạn không thường xuyên dọn dẹp thì số lượng được lưu vào database sẽ khá lớn. Plugin WP-Optimize sẽ giúp bạn làm việc này.
4. Tối ưu quảng cáo
Có vẻ như việc tối ưu quảng cáo k được nhiều người nghĩ tới. Với những website cách đây 5,7 năm thì những banner quảng cáo được làm bằng Flash khá được ưu chuộng, đến nay thì những banner này đã được thay thế bằng những đoạn Script hoặc Animation nhưng cũng vẫn còn những website có quảng cáo banner hình ảnh hoặc Flash. Việc có nhiều quảng cáo ở trên site cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ Website của bạn. Các bạn nên tối ưu hoặc lọc bớt quảng cáo, chỉ nên để 2,3 quảng cáo trên site
5. Loại bỏ những plugin không sử dụng
WordPress được biết đến như một CMS (content management system) khá mạnh và nhiều người sử dụng, vì vậy số lượng nhà phát triển các plugin cho Wordpress cũng rất lớn, có nhiều plugin có chung những tính năng. Vì vậy người dùng thường có một số thói quen sử dụng nhiều plugin để phục vụ cho website của mình mặc dù có thể 2 plugin cùng làm 1 chức năng. Vì vậy bạn nên lọc và loại bỏ những plugin không sử dụng, vì các plugin sẽ load js hoặc css làm nặng Website của bạn
Note: Khi bạn xóa bỏ plugin có thể nó sẽ không xóa hết dữ liệu ở trong database. Khi đó WP-Optimize sẽ giúp bạn.
6. Sử dụng bộ nhớ đệm (Caching)
Sau khi đã làm xong các bước trên. Website WordPress đã khá ổn. Thì một bước quan trọng nữa mà tôi muốn nói đến đó là sử dụng bộ nhớ đệm (Caching). Một Website dù lớn hay nhỏ nếu không sử dụng hệ thống Cache thì tốc độ của Web sẽ giảm đi một cách đáng kể. Nó sẽ lưu lại Website của bạn dưới dạng html. Khi khách hàng truy cập vào Website của bạn nó sẽ truy xuất HTML thay vì phải thực thi câu lệnh đến database để giảm thời gian load trang.
Một số Plugin Cache cho WordPress bạn nên sử dụng:
- WP Super Cache (Recommend)
- W3 Total Cache
- WP Rocket (Purchasing)
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi về cách tăng tốc Website Wordpress. Hy vọng với những cách trên sẽ giúp các bạn có một Website WordPress với tốc độ tốt hơn.