12/08/2018, 15:08

Call SDK & API và giới thiệu tool Postman để confirm giá trị API trả về.

I. Giới thiệu về SDK: SDK là viết tắt từ Software Development Kit – hay còn gọi tắt là devkit, là tập hợp các công cụ phát triển phần mềm. Một "Platform SDK" sẽ cung cấp cho bạn những thư viện, những công cụ và những tài liệu liên quan để bạn phát triển phần mềm, game... thông qua một ...

I. Giới thiệu về SDK:

SDK là viết tắt từ Software Development Kit – hay còn gọi tắt là devkit, là tập hợp các công cụ phát triển phần mềm. Một "Platform SDK" sẽ cung cấp cho bạn những thư viện, những công cụ và những tài liệu liên quan để bạn phát triển phần mềm, game... thông qua một ngôn ngữ lập trình và SDK là dành cho lập trình viên sử dụng.

Một vài SDK thường dùng:

  • SDK của môi trường .Net bao gồm các tools như ASP.NET IIS Registration Tool, Installer Tool, Debugger Tools,...
  • JDK là một SDK dùng cho java cung cấp JVM(máy ảo java) và API để lập trình java.
  • Android SDK: bộ công cụ phát triển ứng dụng trên nền tảng android.

II. Giới thiệu về API:

API là viết tắt từ Application Programming Interface. Mục đích chính của một API là truy xuất đến tập các hàm hay dùng hay nói cách khác API chứa những hàm dựng sẵn để sử dụng khi lập trình. API thường là một phần của bộ SDK.

Một vài API thường dùng:

  • API java: javax.servlet, java.sql, javax.xml.*,...
  • API .net: gói System, các hàm trong ADO.NET,...
  • API android: các hàm input/output, SQLITE,... Xét về mức độ cao, API như một cầu nối thông qua đó một ứng dụng Internet có thể trao đổi thông tin với các ứng dụng khác. Chương trình ứng dụng các tiêu chuẩn giao diện bao gồm một tập hợp các thói quen, các giao thức, và các công cụ để xây dựng các ứng dụng phần mềm tiêu chuẩn .Các tiêu chuẩn này sẽ được thảo luận và hoàn thiện bởi các nhà phát triển để tạo ra các nhóm để một API cho chương trình của họ. Ví dụ: Chúng ta có thể xếp hạng và đánh giá hoặc API thương mại điện tử phát triển bởi các công ty có thể được tích hợp trong ứng dụng. Nó là một giao diện truy vấn cơ sở dữ liệu để giúp các lập trình viên trong việc tích hợp các ứng dụng của họ. Những bao gồm các dịch vụ chuyên ngành Web và các chương trình và kịch bản chuyên ngành có thể được tiêu thụ hoặc gọi là trong các ứng dụng và được trộn lẫn với các trang web

III. Mô hình gọi API và SDK hiện tại của dự án:

IV. Giới thiệu tool Post Man:

Trước khi nói về PostMan, chúng ta nói về cách truyền thống chúng ta phải code đầy dủ các dịch vụ API thậm chí kiểm tra từ giai đoạn rất sớm. Nhưng webservices hư trả về kết quả không đúng chỉ phát hiện được khi công việc coding kết thúc. Với PostMan chúng ta có thể xác minh kết quả bằng vài cú nhấp chuột nhanh gọn

Vấn đề đặt ra: Khi làm Web API, thường chúng ta sẽ có 3 môi trường: local, staging và production. Mỗi môi trường sẽ có 1 endpoint (base_url) riêng. Do vậy, khi test json api, ta sẽ phải test trên ít nhất 2 môi trường local và staging. Như vậy, với mỗi API, ta phải tạo 2 request_form với thông số y hệt nhau, chỉ khác mỗi cái base_url. Phương pháp này còn có nhiều hạn chế: – Vi phạm nguyên tắc DRY: bạn phải copy/paste quá nhiều – Mỗi lần cập nhật API thì bạn phải cập nhật trong cả 2 request_form. – Còn nếu thay đổi base_url thì thực sự đó là cơn ác mộng khi phải đổi link cho TẤT CẢ các rquest_form. Để loại bỏ những bất tiện này, POSTMAN cung cấp cho ta tùy chọn Environments varriable. Environments varriable cho phép ta cài đặt các biến môi trường, sau đó trong mỗi môi trường ta có thể lấy biến đó ra với nội dung riêng biệt.

Ví dụ: Để tạo 1 User, ta có 2 url cho 2 môi trường như sau: – local: http://localhost:3000/users – staging: http://example.com/users Bây giờ ta thiết lập 2 base_url cho local environment và staging environment lần lượt là: – local: base_url = http://localhost:3000 – staging: base_url = http://example.com Sau đó, trong link gọi Web API, ta chỉ việc gọi {{base_url}}/users là xong.

V. Cách sử dụng tool Post Man trong việc testing.

  1. Click vào POSTMan và mở cửa sổ
  2. Điền vào request URL.
  3. Nhấn vào Send sau đó chúng ta nhân được một JSON response. Sử dụng giá trị data được get về để confirm cho việc testing.

VI. Kết luận:

Trong thực tế của dự án hiện tại thì việc call SDK và API được luân phiên cho nhau. Nếu không gọi được SDK thì sẽ thực hiện gọi API và ngược lại. Trường hợp không gọi được cả SDK và API thì sẽ thực hiện show error message. Hiểu được nguyên lý vận hành của việc call SDK và API giúp testing có thể nắm chính xác được xử lý hiện tại của code cũng như follow xử lý hiện tại của app.

0