Cấu trúc điều khiển: if… else, swicth trong C
Trong lập trình không đơn thuần là một khối lệnh từ trên xuống mà có các hướng đi khác nhau tùy theo điều kiện, ngữ cảnh có thể bỏ qua khối lệnh này để xuống khối lệnh khác hoặc không thực hiện khối lệnh nào cả, trong tình huống này người ta sử dụng cấu trúc điều khiển bao gồm if else trong c, ...
Trong lập trình không đơn thuần là một khối lệnh từ trên xuống mà có các hướng đi khác nhau tùy theo điều kiện, ngữ cảnh có thể bỏ qua khối lệnh này để xuống khối lệnh khác hoặc không thực hiện khối lệnh nào cả, trong tình huống này người ta sử dụng cấu trúc điều khiển bao gồm if else trong c, swicth case trong C …
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu các cấu trúc điều khiển sau:
Cú pháp: if ( điều kiện) Phát_biểu1 ;
Biểu thức điều kiện được tính toán (trả trị 0: sai; 1: đúng)
Hoặc: if ( biểu thức) Phát_biểu1;
else Phát_biểu2;
Ví dụ: Viết chương trình tìm số lớn nhất trong 3 số.
Lệnh switch
– Cú pháp :switch (biểu thức).
{
case N1 : lệnh 1; break;
case N2 : lệnh 2; break;
…..
[ default : lệnh;]
}
switch case hay còn gọi là cấu trúc chọn. nếu biểu thức thỏa case 1 thì sẽ thực hiện khối lệnh 1 đồng thời sẽ thoát khỏi switch bằng lệnh break, nếu không thỏa thì cứ xuống dưới kiểm tra tiếp tục.
Ví dụ: Viết chương trình cho người dùng nhập 1,2 hoặc 3 và xuất thông báo tác vụ mà họ đã nhập.
Kết luận:
Vậy là chúng ta đã hình dung được cấu trúc điều khiển, đây là các câu lệnh quan trọng mà C hoặc bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào cũng trang bị. Nó được sử dụng rất nhiều trong lập trình.
Bài tập đề nghị:
1.Tính điểm TB của 3 môn Toán, Lý, Hóa và xếp loại học lực:
- ĐTB<5: Yếu
- 5<=DTB<7: TB
- 7<=DTB<8: Khá
- 8<=DTB<9: Giỏi
- ĐTB>9: Xuất sắc
2.Viết chương trình cho bài toán giải phương trình bậc 1: ax + b = 0.
3.Viết chương trình kiểm tra 1 số nguyên n nhập từ bàn phím là số chẵn hay số lẻ.
4. Phát triển bài 1, tạo menu cho người dùng chọn môn nào thì sẽ hiển thị điểm trung bình của môn đó.