[Chém gió] Quy trình học Android
[Chém gió] Quy trình học Android Tháng Mười 30, 2015 nguyenvanquan7826 LT Android 4 responses Lâu lâu không viết bài, hôm nay nổi hứng nghĩ ra cái để chém gió với các bạn về Quy trình học Android , hay nói cách khác là các bước ...
[Chém gió] Quy trình học Android
Lâu lâu không viết bài, hôm nay nổi hứng nghĩ ra cái để chém gió với các bạn về Quy trình học Android, hay nói cách khác là các bước để học Android. Nhưng xin lưu ý đây là những lời “chop wind – chém gió” của mình cho những thím đang bắt đầu học Android và tìm cách học Android. Nhưng cũng có thể nó có ích gì đó cho những thím nào đang học nhưng “bí ngô” về cách học. Xin phép các bạn dưới đây mình sẽ thay từ “học” bằng từ “nghịch” hoặc “nghịch ngợm” vì mình thấy nghịch sẽ không có ai chán còn học thì chán rất nhanh @@.
Quá trình của mọi thứ đều trả qua 5 giai đoạn.
Chạy Hello World và một số thứ linh tinh – Quá trình khi mới bắt đầu nghịch ngợm
Lúc bắt đầu nghịch, các bạn thường phải cài đặt công cụ rồi các thứ râu ria, những thứ này hãy làm thật nhanh và mình cũng không có ý muốn nhắc ở đây. Sau khi cài xong rồi hãy tìm các bài viết hướng dẫn trên mạng về cách tạo ra và chạy một ứng dụng thật nhanh và thường là “Hello world” để tự thưởng cho mình sau những nỗ lực ban đầu.
Chạy được ứng dụng đầu tiên rồi, “sướng” =)). Tiếp nào, hãy thử một số thứ “cơ bản” để nghịch ngợm đã bằng cách kéo thả nhanh chóng như là Button, TextView, EditText để thực hành click button, thay đổi text, nhập dữ liệu,…
Quá trình nghịch ngợm ban đầu kết thúc! và chúng ta bắt đầu thấy hứng và sướng…
Tìm cách bố trí giao diện – Giai đoạn “nghịch” thực sự bắt đầu
Các bạn hãy tìm các bài hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn thao tác với Layout. Mình đặc biệt khuyến khích các bạn dùng Linearlayout vì nó dễ tiếp cận và dễ dùng khi mới bắt đầu. Sau khi cảm thấy ổn ổn rồi thì đừng dùng mãi nó, hãy xem tiếp RelativeLayout. Nếu LinearLayout giúp mình dễ tiếp cận, dễ thiết kế thì RelativeLayout sẽ giúp bạn có những cách bố trí giao diện đẹp và bắt mắt hơn.
Các bạn cần tìm cách bố trí sao cho button này ở trái button kia, textview này ở dưới imageview nọ,… đó là những gì bạn cần làm. Và để có thể thực hiện tốt nó, hãy xem các app trên play store và tự hỏi “Làm thế nào mình làm được giao diện như thế nhỉ?”
Và ông bạn của mình (rất pờ rô) nhấn mạnh với các bạn là hãy nghịch đi nghịch lại và quan tâm vào Layout.
Tìm cách xử lý dữ kiện và dữ liệu bằng Java – Quá trình nghịch tư duy
Phần này mình sẽ hướng đẫn các bạn đi từ phần nào đến phần nào.
- Đầu tiên hãy chắc chắn là bạn nắm rõ về Button, TextView, EditText,… (một số thứ ban cở – cơ bản).
- Tiếp đó hãy Xem đến ListView, GridView và cách tùy biến chúng. Và hiện tại bạn cần biết thêm về RecyclerView. Hãy nghịch chúng như thể bạn đánh AOE, LOL, Pikachu phá đảo. =))
- Cuối cùng thì mọi ứng dụng hầu như đều cầu Database và bạn cần xào nó.
Nguyên tắc hoạt động của Android – Tìm hiểu luật chơi
Riêng phần này có vẻ ngược đời chút… Tại sao lại tìm hiểu luật chơi sau khi chơi chán rồi =)) ??? Thưa các thím là riêng với Android hoặc bất cứ cái gì, chúng ta thường có tâm lý là làm để ra sản phẩm đã rồi sẽ tính tiếp, như thế mới có hứng =)). Và một điều nữa là những gì mình nêu bên trên, kể cả Database đề là điều cơ bản, chứ chưa thể “chán” được đâu. Tại sao cần tìm hiểu luật chơi? Khi tạm ổn các thứ bên trên, để có thể nghịch tiếp và làm được những app ổn ổn thì bạn cần biết cấu trúc, cài đặt thông số project, sự hoạt động của activity, fragment,… như thế nào. Đó chính là luật chơi. Và giờ bạn tìm hiểu nó là hợp tình hợp lý, hợp thời điểm.
Tu luyện chuyên môn – Nội công thâm hậu
Hầu như sau khi trải qua giai đoạn trên, các bạn có thể tự sướng là mình đã gần thâm hậu rồi =)). Giờ hãy tu luyện thêm tý để lên “bá chủ võ lâm”. Giai đoạn này rất nhẹ nhàng nhưng rất mất thời gian, có thể nói là bạn đã có thể bắt đầu đi làm, vừa làm vừa nghịch. Hãy chú ý chau chuốt giao diện phù hợp thời đại, hiện tại khi viết bài này thì giao diện Material đang lên ngôi. Và chuyên sâu về những gì bạn đang muốn làm. Ví dụ bạn đang làm app về bản đồ thì tìm hiểu sâu về bản đồ, làm chuyên về lấy và trao đổi dữ liệu với web hãy xem json trong android,…
Tóm lại bài chém gió chỉ có thế này:
Hello world => Nghịch cơ bản: Button, textview,…=> Tập thiết kế, nghịch Layout => Xử lý Java ListView, GridView, Database => Nguyên tắc hoạt động Android (Activity, Fragment,…) => Tìm hiểu chuyên xâu.
Loạt bài hướng dẫn Android
[rps-include post=”4210″ shortcodes=”false”]