Code chuẩn SEO – kỹ năng không thể thiếu trong năm 2018
Tối ưu Code chuẩn SEO là quá trình tối ưu tệp trích xuất HTML, cấu trúc website thân thiện với bộ máy tìm kiếm. Tối ưu Code chuẩn SEO nhằm mục tiêu điều hướng bộ tìm kiếm một cách tốt nhất. Giúp bộ máy tìm kiếm dễ dàng tải dữ liệu, đọc, phân tích và craw dữ liệu của website bạn một ...
Tối ưu Code chuẩn SEO là quá trình tối ưu tệp trích xuất HTML, cấu trúc website thân thiện với bộ máy tìm kiếm. Tối ưu Code chuẩn SEO nhằm mục tiêu điều hướng bộ tìm kiếm một cách tốt nhất. Giúp bộ máy tìm kiếm dễ dàng tải dữ liệu, đọc, phân tích và craw dữ liệu của website bạn một cách thuận tiện, dễ dàng!.
Đây là một công đoạn tương đối quan trọng trong quá trình gia công SEO cho một website cụ thể. Ở công đoạn Onpage tối ưu Code chuẩn SEO, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về các tiêu chí đánh giá code chuẩn SEO, vừa đòi hỏi chuyên môn lập trình web trên các nền tảng ngôn ngữ lập trình khác nhau!
Có thể bạn quan tâm:
Một website được đánh giá là Code chuẩn SEO bao hàm 3 yếu tố cơ bản:
- Website thân thiện với người dùng. Thiết kế đẹp, nội dung điều hướng người dùng tốt. Thu hút và giữ chân người dùng lâu!.
- Website có cấu trúc thân thiện với bộ máy tìm kiếm. Giúp bộ máy tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin từ website.
- Phần quản trị website có đầy đủ các cơ chế quản trị thân thiện dễ dàng tùy biến SEO đối với các Admin không có kỹ năng chuyên sâu vào Code.
Làm gì để tối ưu code chuẩn SEO cho Onpage website?.
- Nếu bạn là Coder: Hãy dựa vào các tiêu chí đánh giá tối ưu code chuẩn SEO để hoàn thiện phần nền móng 1 cách tốt nhất.
- Nếu bạn không phải là Coder: Hãy nắm vững các tiêu chí tối ưu code chuẩn SEO và yêu cầu đối tác thiết kế website tối ưu giúp bạn với cách làm chuyên nghiệp!.
Dưới đây là 1 số yếu tố cơ bản để có được một trang web chuẩn seo.
I. Tên miền & Hosting.
- Chọn tên miền có tính liên quan cao đến nội dung website. Có thể chứa một vài từ khóa chính của website càng tốt, tên miền có thời gian sử dụng càng lâu càng được đánh giá cao.
- Hosting có tấc độ nhanh, IP Server cũng ảnh hưởng đôi chút tới seo (Nếu bạn seo web ở Việt Nam nên mua server đặt tại Việt Nam).
II. Thiết kế website.
- Tối ưu hóa Url website.
- Url nên mã hóa theo tiêu đề bài viết, có liên quan tới nội dung bài viết, keywords, description.
- Hạn chế độ dài của url tốt nhất cho seo chỉ là 3 cấp tính từ tên domain (domain.com/cap1/cap2/cap3).
- Sử dụng rewrite url đối với các liên kết và phân tách mỗi từ bằng dấu trừ – hoặc gạch dưới _.
- Title (tiêu đề bài viết) thẻ này luôn đặt trên cùng và chứa nội dung liên quan tới nội dung bài viết, url website. Độ dài của title khoảng 60-65 ký tự.
- Keywords (từ khóa) nội dung thẻ này không chứa quá nhiều từ khóa, tổng số ký tự không quá 160 ký tự.
- Description (mô tả) nội dung thẻ này không chứa quá nhiều từ khóa, tổng số ký tự không quá 160 ký tự. Mô tả ngắn gọn về nội dung bài viết.
- Luôn đặt tiêu đề bài viết, từ khóa quan trọng trong thẻ h1, h2, h3…theo thứ tự ưu tiên quan trọng của từ khóa.
- h1 Keywords /h1
- h2 Keywords /h2
- h3 Keywords /h3
- Tách các phần như style css, javascript, data thành các file độc lập. Hạn chế sử dụng javascript quá nhiều.
- Hạn chế việc sử dụng table trong html. Đặc biệt là các table lồng table.
- Cố gắng đặt nội dung chính nằm ở đầu của cấu trúc trang html.
- Tạo các chỉ mục hướng dẫn (breadcumb). Mục đích cho phép người dùng dễ dàng quay lại các chỉ mục một cách dễ dàng.
- Dùng định dạng chữ cho phần liên kết header và footer thay vì dùng hình ảnh. Có thể dùng javascript để xử lý các liên kết.
- Tạo trang 404 cho các liên kết không tìm thấy.
- Tạo mục chia sẻ bài viết đến các mạng xã hội bằng cách tạo ra các nút chia sẻ.
- Tối ưu hiển thị trang web trên các thiết bị di động. Chính vì ngày nay việc truy cập trên các thiết bị di động không còn xa lạ do đó sẽ bị giảm thiểu người dùng nếu website của bạn không hỗ trợ việc hiển thị trên các thiết bị di động.
- Tạo RSS feed cho nội dung website.
- Tạo sitemap chứa liên kết đến các trang nội dung trên website. Nó cho phép người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập đến nội dung mà họ cần.
- Kiểm tra cấu trúc html chuẩn với W3C (khi kiểm tra có thể bỏ qua các lỗi cảnh báo HTML5 và các thẻ og:title, og:description, og:image khi định dạng website bằng HTML5).
- Cho phép thay đổi thẻ meta và title, keywords, description ứng với mỗi nội dung bài viết.
III. Biên tập nội dung.
- Khi cập nhật nội dung url, title, keywords, description phải liên quan tới nhau.
- Chỉ sử dụng từ có nghĩa, cấu trúc có thể đọc được và dễ dàng để thu thập dữ liệu từ Google.
- Đặt link vào các trang liên kết khác sẽ giúp người đọc dễ theo dõi và giúp index dễ dàng.
- Nội dung bài viết dễ đọc. Phần đầu và nội dung bài viết nằm trong đoạn văn kết hợp với các sub header và number list. Chủ yếu là nội dung phải mới mẻ, lôi cuốn, trình bày đẹp mắt và mang tính thông tin cao.
- Thêm hình ảnh để nội dung hấp dẫn hơn. Đặt các thuộc tính như title và alt vào hình ảnh sẽ giúp cho SE đánh giá cao cho nội dung website của bạn và từ khóa liên quan đối với hình ảnh.
- Không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào mỗi trang web, hãy chọn những từ khóa tiêu biểu và đặt vào phần cuối của nội dung bài viết.
- Hạn chế việc dùng flash hoặc tốt hơn là không dùng flash vì các công cụ tìm kiếm không đọc được nội dung trong flash.
- Đặt link về các trang tác giả, trang phân tích có tính uy tính cao. Điều này sẽ giúp cho bài viết của bạn có tính thuyết phục và độ tin tưởng cao.
- Cập nhật thông tin thường xuyên trên website của bạn. Điều này quan trọng nhất nó sẽ giúp cho bạn lôi cuốn được người đọc ghé thăm và nên nhớ nội dung nên tập trung vào các xu hướng hiện tại và phải liên quan đến chủ đề của website.
Techtalk via Viblo