12/08/2018, 13:51

[Codeigniter Framework] Phần 1: Mô hình MVC trong Codeigniter PHP

Giới thiệu Codeigniter là 1 framework viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP dựa trên mô hình MVC. Nó cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng web nhanh hơn bằng cách cung cấp những thư viện đầy đủ cho các tác vụ thông thường. Cài đặt Để cài đặt và chạy ứng dụng đầu tiên trong ...

  1. Giới thiệu
  • Codeigniter là 1 framework viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP dựa trên mô hình MVC.
  • Nó cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng web nhanh hơn bằng cách cung cấp những thư viện đầy đủ cho các tác vụ thông thường.
  1. Cài đặt
  • Để cài đặt và chạy ứng dụng đầu tiên trong codeigniter, bạn cần download framework tại trang: https://www.codeigniter.com/download
  • Sau khi download, giải nén và copy forder vào thư mục gốc của Web server và đặt tên là project là "demo". Ở đây mình dùng công cụ tạo Web server là xampp với cổng 8080, thư mục gốc là htdoc. Sau đó chạy server và ra trình duyệt gõ http://localhost:8080/demo/ Nếu có kết quả xuất hiện thì bạn đã cài đặt thành công.
  1. Mô hình MVC trong codeigniter

Để hiểu mô hình MVC trong CI, ta làm 1 ví dụ đơn giản về quản lý sinh viên. Trước hết tạo mới 1 file trong thư mục application/models có tên là student_model.php. Trong đó có function getList trả về 1 mảng danh sách sinh viên.

<?php
class Student_model extends CI_Model{

  public function getList(){
    $data = array(
      array("id" => 1, "name" => "Chu Kim Thang", "age" => 22),
      array("id" => 2, "name" => "Pham Ngoc Son", "age" => 21 ),
      array("id" => 3, "name" => "Nguyen Manh Quang", "age" => 23)
    );
    return $data;
  }
}
?>

Sau đó tạo mới 1 controller trong thư mục application/controllers có thêm là student.php. Trong đó có function index lấy kết quả từ student_model và đẩy sang view.

<?php
defined('BASEPATH') OR exit('No direct script access allowed');

class Student extends CI_Controller {

  public function index(){
  	$this->load->model("student_model");
  	$data["list"] = $this->student_model->getList();
    $this->load->view("student/index", $data);
  }
}

Tiếp theo, trong thư mục application/views, tạo 1 forder student và 1 file index.php trong forder này. File index.php sẽ show dữ liệu lấy được từ controller ra bảng

<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
  <title>Danh sách sinh viên</title>
</head>
<body>
  <table border="1">
    <tr>
  	  <td>Id</td>
  	  <td>Name</td>
  	  <td>Age</td>
  	</tr>
  	<?php foreach ($list as $value) {?>
  	<tr>
  	  <td><?php echo $value["id"];?></td>
  	  <td><?php echo $value["name"];?></td>
  	  <td><?php echo $value["age"];?></td>
  	</tr>
  	<?php } ?>
  </table>
</body>
</html>

Sau đó các bạn truy cập vào đường dẫn http://localhost:8080/demo/index.php/student kết quả hiện lên như sauresult.png

Kết luận: Qua bài này, chắc các bạn cũng đã phần nào hiểu được Codeigniter Framework từ cách cài đặt, mô hình MVC thông qua ví dụ. Phần tiếp theo mình sẽ trình về helper và validation trong CI. Hi vọng những chia sẻ trong bài viết có thể giúp ích cho các bạn và cũng rất mong nhận được sự góp ý của các bạn để bài viết của mình thêm hoàn thiện hơn.

0