Cuộc cách mạng của các doanh nghiệp Mobile Backend-as-a-Service (phần 1)
Tính di động là 1 trong những phát minh công nghệ trong thời đại của chúng ta, cung cấp cho cả doanh nghiệp lẫn người dùng cách thức thuận tiện, hiệu quả hơn để liên lạc và trao đổi với dữ liệu chính xác chỉ bằng những ngón tay. Tính di động đã trở thành 1 phần quan trọng trong cuộc ...
Tính di động là 1 trong những phát minh công nghệ trong thời đại của chúng ta, cung cấp cho cả doanh nghiệp lẫn người dùng cách thức thuận tiện, hiệu quả hơn để liên lạc và trao đổi với dữ liệu chính xác chỉ bằng những ngón tay. Tính di động đã trở thành 1 phần quan trọng trong cuộc sống mỗi người khi 1 người giữ thiết bị di động trong 70% thời gian và kiểm tra điện thoại 150 lần/ 1 ngày.
Lập trình mobile app được xem là hình mẫu “dễ dùng & xây dựng nhanh chóng”, đem đến hàng loạt các thay đổi cho doanh nghiệp, IT và các dev ngày nay. Thời đại mobile tạo nên nhu cầu mới về data khi các user mong đợi thông tin mà họ nhấn vào có thể tiếp cận được ngay lập tức và phù hợp với hoàn cảnh, trong khi vẫn bảo vệ sự riêng tư của user. Với các app doanh nghiệp, hầu hết data được tiêu thụ bởi thiết bị di động tồn tại trong hệ thống hồ sơ xuyên suốt nhiều hệ thống back-end, các app legacy, databases và các dịch vụ đám mây.
Các doanh nghiệp chuyển dần sang di động và kỹ thuật số để tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Lúc này doanh nghiệp phải nỗ lực để truyền tải trải nghiệm người dùng, tích hợp dữ liệu, bảo mật khi lập trình mobile app. Chuyển sang mobile đồng nghĩa các doanh nghiệp phải nhanh chóng làm quen với các công cụ, cấu trúc, quy trình mới – tất cả đều đóng vai trò quan trọng và giao thoa lẫn nhau.
- Cách tiếp cận DIY truyền thống
Trong 15-20 năm qua, cách lập trình mobile app truyền thống là sử dụng công nghệ cung cấp OS mobile gốc như Apple XCode, Google Android Studio, Microsoft Visual Studio, các tiêu chuẩn của Blackberry và J2ME cũng như tiếp cận standards mở hơn của HTML5, JS và CSS3 với các frameworks mới hơn như Apache Cordova, PhoneGap. Do chi phí, vốn đầu tư ban đầu thấp và các con số TCO, ROI theo cảm nhận chung là tương đối thấp nên các bước tiếp cận trên khá thông dụng trong ngành công nghiệp IT và devs.
Trong khi sự xuất hiện của tool-kits, phần lớn sự tập trung đang dồn vào lập trình app client-side và UI/UX, giúp các dev front-end trở trên linh hoạt hơn, thì cách tiếp cận framework truyền thống lại thất bại trong việc tổ chức các dịch vụ di động theo chuẩn doanh nghiệp như: tích hợp bộ chuyển đổi kinh doanh, các dịch vụ nhận dạng địa điểm và thống báo, quản lý phiên bản mobile app, chức năng bảo mật, tính năng cập nhật app và quản lý, khả năng đồng bộ hóa dữ liệu offline và 1 app-store doanh nghiệp với module phân tích. Trong lập trình back-end là sự phức tạp và sức mạnh tài nguyên và nhu cầu cung cấp dịch vụ mobile doanh nghiệp back-end sẵn sàng sử dụng và mang đến sự linh hoạt cho lập trình back-end, dẫn đến sự ra đời của phương pháp .Mobile Enterprise Application Platform (viết tắt là MEAP, MADP).
2. Tiếp cận platform mobile
Những thất bại trong cách tiếp cận DIY dẫn đến sự xuất hiện của các nhà cung cấp nền tảng di động như IBM, SAP, Antenna, Kony với giải pháp trọn vẹn từ đầu đến cuối – từ các tool-kits và wizards UI/ UX lập trình app cliend-side trực quan đến cấp lưu trữ trung gian, đem đến những chức năng di động cho doanh nghiệp như tích hợp, quản lý app-version, bảo mật app/ người dùng/ thiết bị, các dịch vụ xác thực địa điểm và tin nhắn đẩy. Phương pháp tiếp cận này giúp các bạn IT và dev nỗ lực hơn khi lập trình app client-side với sự tập trung riêng biệt dành cho người dùng cũng như không còn lo lắng về điểm mấu chốt cần có để tạo nên chức năng của app. Đường dẫn back-end hiện nay được xem như cấp lưu trữ trung gian, cung cấp các dịch vụ được tùy chỉnh, cấu hình được và có thể dùng được ngay.
Platform phát triển mobile app (MEAP) là bộ phần mềm gồm các sản phẩm và dịch vụ kích hoạt lập trình mobile. Các MEAPs cho thấy những khó khăn trong việc phát triển phần mềm mobile bằng cách quản lý các thiết bị, networks và các nhóm người dùng đa dạng trong thời gian triển khai và qua vòng đời của giải pháp mobile. Khác với các app độc lập, 1 MEAP cung cấp phương pháp tiếp cận dài hạn, toàn diện để thực hiện tính di động. Động lực để sử dụng các MEAPs là khi cân nhắc các platform chéo. Ví dụ, 1 công ty sử dụng MEAP để phát triển mobile app 1 lần và triển khai chúng đến nhiều thiết bị mobile khác nhau (gồm smartphones, tablets, notebooks và các thiết bị cầm tay chống sốc) mà không thay đổi đến logic kinh doanh cốt lõi cơ bản.
Platform ứng dụng, cả chế độ online & mobile, là lựa chọn tốt dành cho các công ty muốn triển khai nhiều ứng dụng trên cơ sở hạ tầng duy nhất, thu gọn theo quy mô lực lượng mobile hiện tại của doanh nghiệp. Các platform mobile đem đến trình độ ngoại ngữ cao hơn, các templates lập trình dễ dàng để đơn giản hóa và tăng tốc độ của time-frame lập trình mobile app. Ngoài ra, các platform mobile còn yêu cầu ít ngôn ngữ lập trình hơn khi triển khai ứng dụng kinh doanh di động.
Với cách tiếp cận thành công đã được chứng thực này, các doanh nghiệp, các tổ chức đã bắt đầu đòi hỏi tính linh hoạt cao hơn khi thực hiện và quản lý các dịch vụ kinh doanh. Vì vậy, thay vì chỉ 1 cấp triển khai lớn độc nhất trên tất cả thiết bị (không phải tất cả dịch vụ đều sẽ được sử dụng cho 1 use-case cho trước tại đây), nhu cầu cung cấp 1 model đôi liên kết lỏng có thể thực hiện được và mở rộng được để đáp ứng các yêu cầu của mobile app. Điều này dẫn đến cuộc cách mạng cũng như sự phát triển của giải pháp frameworks Mobile Backend-as-a-Service.
Techtalk via IDE Academy via Linked (còn tiếp)