01/09/2018, 11:26

Cuối cùng Linux đã thống trị toàn bộ thị trường siêu máy tính

Từ năm 1998 khi Linux lần đầu được sử dụng cho một trong TOP 500 siêu máy tính của thế giới, thì người ta đã dự đoán về việc nó sẽ thống trị các siêu máy tính. Và cho đến hôm nay điều đó đã trở thành sự thật: tất cả 500 chiếc siêu máy tính nhanh nhất trên thế giới đều đang chạy Linux. ...

Từ năm 1998 khi Linux lần đầu được sử dụng cho một trong TOP 500 siêu máy tính của thế giới, thì người ta đã dự đoán về việc nó sẽ thống trị các siêu máy tính. Và cho đến hôm nay điều đó đã trở thành sự thật: tất cả 500 chiếc siêu máy tính nhanh nhất trên thế giới đều đang chạy Linux.

Hai hệ thống cuối cùng còn sót lại là Một cặp máy tính IBM POWER của Trung Quốc vẫn còn đang chạy hệ điều hành AIX, nhưng chúng cũng đã bị rời khỏi danh sách TOP 500 từ tháng 11 này.

Nhìn chung, Trung Quốc hiện đang dẫn đầu cuộc đua này với 202 máy tính so với 144 của Mỹ. Trung Quốc cũng dẫn trước Mỹ về tổng hiệu suất: các siêu máy tính của họ chiếm 35,4% năng suất tính toán trong Top 500 và Mỹ theo sau với 29,6%.

Khi danh sách Top 500 siêu máy tính lần đầu tiên được công bố vào tháng 6 năm 1993, Linux gần như chỉ là con kiến so với miếng bánh màu mỡ. Lúc đó nó còn chưa sử dụng logo là chú chim cánh cụt Tux. Tuy nhiên hệ điều hành này không mất nhiều thời gian để bắt đầu công cuộc chinh phục thế giới siêu máy tính.

Vào năm 1993-1994, tại Trung tâm Không gian Goddard của NASA, Donald Becker và Thomas Sterling đã thiết kế siêu máy tính Commodity Off The Shelf (COTS): Beowulf. Vì không có khả năng mua được các siêu máy tính truyền thống nên họ xây dựng một mạng máy tính gồm 16 bộ vi xử lý Intel 486 DX4, được kết nối bằng kênh đường truyền Ethernet. Siêu máy tính Beowulf này đã ngay lập tức chứng minh được khả năng của nó.

Cho đến ngày nay, cấu trúc siêu máy tính Beowulf vẫn là một thiết kế phổ biến và giá “mềm” trong giới này. Trên thực tế, trong danh sách Top 500 gần đây đã xuất hiện 437 chiếc siêu máy tính đều sử dụng các thiết kế ít nhiều dựa trên Beowulf.

Trước khi Linux lên ngôi, Unix là hệ điều hành số 1 của siêu máy tính. Kể từ năm 2003, Linux dần vượt lên và đến 2004, nó đã dẫn đầu danh sách nhờ khả năng giúp các nhà nghiên cứu vượt xa mọi giới hạn của điện toán.

Có hai lý do cho việc này: Thứ nhất, hầu hết các siêu máy tính hàng đầu thế giới là các thiết bị nghiên cứu được thiết kế cho những nhiệm vụ chuyên biệt nên mỗi hệ thống là một dự án độc lập với các đặc tính độc đáo kèm theo những yêu cầu tối ưu hóa riêng biệt. Và để tiết kiệm chi phí thì không ai muốn phải phát triển một hệ điều hành độc lập cho từng hệ thống này. Và với Linux, các nhóm nghiên cứu có thể dễ dàng sửa đổi và tối ưu hóa source của nó cho phù hợp với các thiết kế này.

Quan trọng hơn là, chi phí bản quyền của mỗi bản Linux tuỳ chỉnh, tự hỗ trợ là như nhau, dù hệ thống chỉ sử dụng 20 hay 20 triệu node. Do đó, trông cậy vào cộng đồng đông đảo này, giúp cho chi phí mà các nhà phát triển Linux bỏ ra luôn bằng hoặc thấp hơn các hệ điều hành khác.

Bây giờ, có lẽ sẽ cần đến một cuộc cách mạng về phần cứng (ví dụ như máy tính lượng tử) thì mới có thể lật đổ được đế chế của các siêu máy tính chạy Linux. Tất nhiên, nếu Linux cũng chuyển sang máy tính lượng tử thì vị thế của nó sẽ vẫn vững chắc.

Techtalk via Theinquirer

0