01/08/2019, 16:51

Đây là những công nghệ sẽ mang lại những tác động lớn trong 5 năm tới, theo IBM

IBM Research đưa ra danh sách “5 in 5” mỗi năm một lần, trong đó liệt kê những công nghệ có triển vọng tái định hình xã hội của chúng ta trong 5 năm tiếp theo. Năm nay, danh sách của IBM tập trung vào hai lĩnh vực chính là bảo mật và trí tuệ nhân tạo (AI). 1. Dấu ...

IBM Research đưa ra danh sách “5 in 5” mỗi năm một lần, trong đó liệt kê những công nghệ có triển vọng tái định hình xã hội của chúng ta trong 5 năm tiếp theo.

Năm nay, danh sách của IBM tập trung vào hai lĩnh vực chính là bảo mật và trí tuệ nhân tạo (AI).

1. Dấu chấm hết cho vấn nạn giả mạo

Với sự trỗi dậy của Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác, công nghệ blockchain đã được phát triển rộng rãi. Công nghệ này có thể giúp mang lại những ứng dụng với hiệu quả rất cao. Blockchain về cơ bản là một sổ cái phân phối, trong đó nó tạo ra một cơ sở dữ liệu bảo mật chứa đựng toàn bộ lịch sử của mọi thông tin được nhập vào. Công nghệ blockchain có thể được ứng dụng vào bất kỳ thứ gì cần đến bảo mật.

Đặc biệt, công nghệ này có tiềm năng ứng dụng để đấu tranh với vấn nạn giả mạo. IBM gọi các “vân tay số chống can thiệp” siêu nhỏ của họ là các “mỏ neo mã hóa”, và chúng sẽ được nhúng vào các sản ph ẩm hay các kiện hàng ghi lại toàn bộ hành trình từ nhà sản xuất đến người dùng. Người dùng có thể xem lịch sử bằng cách quét nhãn tag đính kèm.

Mỏ neo mã hóa

2. Máy tính lượng tử

Máy tính lượng tử hiện vẫn còn rất giới hạn, chủ yếu xuất hiện tại các phòng labs, dù đã có rất nhiều cải tiến. Máy tính lượng tử có thể thực hiện một khối lượng khổng lồ các phép tính cùng lúc so với máy tính truyền thống, và điều này mở ra khả năng giải quyết những vấn đề hiện không thể giải quyết được.

IBM tin rằng 5 năm là quãng thời gian đủ để các máy tính này bước từ phòng labs ra với người dùng đại chúng.

Máy tính lượng tử trong 5 năm tới

3. Công nghệ mã hóa lưới

Đưa máy tính lượng tử đến tay người dùng đại chúng cũng đồng nghĩa với việc chúng có thể bị sử dụng để hack ngay cả những lớp mã hóa tốt nhất. Đó là lý do tại sao IBM phát triển một công nghệ mã hóa lưới không thể bị hack, trong đó giấu đi những dữ liệu nhạy cảm bên trong những khung lưới đa chiều được giám sát chặt chẽ. Những cấu trúc lưới như vậy dày đặc và phức tạp đến nỗi các nhà nghiên cứu tin rằng không một thuật toán nào sẽ có thể bẻ gãy được chúng, cho phép các máy tính truyền thống trụ vững trước các làn sóng tấn công mạng lượng tử.

Công nghệ mã hóa lưới sẽ ngăn mọi cuộc tấn công của các hacker

4. AI sẽ vượt qua những định kiến của con người

Là con người, chúng ta luôn coi trọng một nhóm người này hơn so với nhóm khác, dù vô tình hay hữu ý. Điều này đôi lúc được phản ánh lên AI. IBM tin vào điều đó và đang phát triển một dự án tương tự cho phép AI phát hiện ra những mâu thuẫn và sẽ cho phép chúng vượt qua định kiến này, đưa ra những quyết định không hề bị ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố nào.

AI sẽ trỗi dậy, nhưng chỉ những AI không thiên vị tồn tại

5. Cảm biến sinh vật phù du

Không có gì quan trọng hơn nước. Đó là thứ mà toàn nhân loại phụ thuộc vào. Nhưng chúng ta lại không thể theo dõi nguồn cung nước trong thời gian thực. Các cảm biến chỉ có thể tìm kiếm các tín hiệu cụ thể và bỏ qua những thứ khác xâm nhập vào dòng nước. Sinh vật phù du – những vi sinh vật tìm thấy trong dòng nước – có thể đóng vai trò các cảm biến tự nhiên.

IBM hiện đang phát triển các kính hiển vi nhỏ, tự động hóa có thể phân tích và theo dõi sinh vật phù du trong tự nhiên. Những sinh vật này có thể tương thích và làm việc với các hệ thống AI, từ đó ngay lập tức cảnh báo chúng ta liệu nguồn nước có bị nhiễm độc hay không. Công nghệ này sẽ có thể cung cấp những cảnh báo sớm trong các vụ việc rò rỉ dầu và tảo nở hoa.

Cảm biến sinh vật phù du – những kính hiển vi tự động hóa siêu nhỏ – có thể cứu lấy nguồn nước của thế giới

Có thể thấy, danh sách công nghệ trong tương lai của IBM nghe có vẻ khá hợp lý nếu chúng ta nhìn lại những công nghệ tương ứng đang có ngày nay. Nhưng có lẽ chúng ta sẽ phải chờ đến năm 2023 mới biết được bao nhiêu trong số này thực sự diễn ra.

Techtalk via ttvn

0