Giới thiệu cơ bản về User Interface
UI là một trong những công cụ xử lý mạnh nhất trong việc sắp xếp các yếu tố UX. Tại sao? Đơn giản, giao diện là phương pháp xúc tác và hiện hữu mà người dùng có thể trải nghiệm được sản phẫm của chúng ta. UI là công cụ bổ trợ. Đây là lời giải thích tốt nhất cho lý do tại sao UI và UX thường xuyên ...
UI là một trong những công cụ xử lý mạnh nhất trong việc sắp xếp các yếu tố UX. Tại sao? Đơn giản, giao diện là phương pháp xúc tác và hiện hữu mà người dùng có thể trải nghiệm được sản phẫm của chúng ta. UI là công cụ bổ trợ. Đây là lời giải thích tốt nhất cho lý do tại sao UI và UX thường xuyên sử dụng thay thế cho nhau hoặc kết hợp làm một.
Hôm trước, mình đã giới thiệu về UX, hôm nay sẽ giới thiệu những lý thuyết căn bản nhất về UI.
1. Khái niệm về giao diện người dùng (UI)
UI viết tắt của User Interface là một khái niệm để nói tới nơi mà con người và máy móc cùng làm việc với nhau. Với sự ra đời của máy tính, UI có thể coi là những gì chúng ta nhìn thấy trên màn hình và tương tác với máy tính thông qua những câu lệnh được mã hóa.
Đơn giản hơn UI chính là cách người dùng nhìn thấy thiết kế của chương trình trên desktop, laptop, máy tính cầm tay (table) hay smartphone.
- Ví dụ: Trong một chiếc smartphone, màn hình người dùng của ứng dụng như Google Maps hay Facebook, thông qua đó người dùng có thể đưa vào thông tin và nhận phản hồi, đó chính là giao diện người dùng UI.
2.Các thành phần của UI Design
Các thành phần chính của UI như :
-
Bố cục: Bố cục quy định cụ thể thành phần nào bạn sẽ có trên trang, chúng sẽ được đặt ở vị trí nào và như thế nào. Đây là yếu tố quyết định. Bố cục nên đơn giản, dễ dàng cho người dùng tìm được cái họ muốn tìm, và quan trọng hơn cả là thu hút họ làm thứ bạn muốn.
-
Màu sắc: Những màu sắc bạn sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế giao diện người dùng. Chúng phải thể hiện được thương hiệu của công ty, và cũng gây được tiếng vang với người dùng. Sử dụng màu xám đục cho một trang web của phòng tập thể hình sẽ không thúc đẩy và khuyến khích người dùng tham gia.
-
Kiểu chữ: Nghệ thuật sắp chữ có thể khiến bạn thành công hoặc thất bại trong việc thiết kế giao diện người dùng. Dù nó có vẻ như là một dòng chữ, nhưng nó cần phải hấp dẫn thị giác. Ví dụ, website của tạp trí Fortune 500 sẽ trông tệ thế nào khi toàn bộ font chữ đều là ComicSans?
-
Đồ họa: Thiết kế đồ họa đẹp là cả một nghệ thuật. Đó là về truyền đạt những thông điệp bạn muốn chỉ trong một bức tranh. Một lần nữa, cũng giống như tất cả các yếu tố khác của thiết kế giao diện, thiết kế đồ họa cần phải được quan tâm để mà thu hút đối tượng mục tiêu. Một thiết kế giao diện người dùng tốt là một thiết kế mà trong đó có sự kết hợp giữa những tính năng khác nhau, dòng thông tin tự do và các biểu tượng được đặt ở vị trí phù hợp cho tầm nhìn tốt hơn.
Những yếu tố quyết định của một thiết kế tốt cần nhớ khi thiết kế website hoặc ứng dụng của bạn là:
-
Đơn giản hóa: Đối với một giao diện người dùng tuyệt vời, hãy để cho việc chuyển hướng và điều chỉnh dễ dùng. Giống như trong iTunes, người dùng có thể dễ dàng chuyển hướng giữa việc chơi nhạc, tìm kiếm danh sách, mở ổ đĩa,… bởi vì nó có tùy chọn trình đơn dễ hiểu. Tương tự như vậy, bất kỳ ứng dụng nào cho dù là ứng dụng thương mại điện tử hay nền tảng truyền thông xã hội, người sử dụng không thấy khó khăn trong việc điều hướng và sử dụng các tính năng.
-
Giữ tính nhất quán: Người dùng thường quen với một kiểu sử dụng nhất định như các chức năng và biểu tường thường dùng. Ví dụ, trong ứng dụng iTunes, Apple sử dụng các biểu tượng quen thuộc cho các nút play, pause, rewind và mang sự nhất quán này lên các sản phẩm và ứng dụng khác của họ như iPod, iPad, iPhone. Người dùng có thể dễ dàng nhận ra được những tính năng này; do đó bạn cần giữ tính nhất quán khi sử dụng các yếu tố tiêu chuẩn của giao diện người dùng trên các nền tảng khác nhau. Điều này sẽ tăng cường khả năng nhận diện của chúng để nhanh chóng tiếp nhận công nghệ mới và có thể chia sẻ kinh nghiệm học tập của chúng trên các website khác nhau hay các tính năng của ứng dụng.
-
Khả năng tiếp cận: Luôn giữ cho những tính năng điều khiển quan trọng và tùy chọn menu dễ dàng truy cập trên giao diện người dùng; đừng để chúng nhúng trong các menu con hoặc ẩn ở các lớp sâu hơn của ứng dụng. Trong iTunes, ví dụ, tùy chịn Genius có thể được sử dụng ít thường xuyên hơn nhưng nó vẫn dễ dàng truy cập khi bạn muốn tìm kiếm những bài hát có thể kết hợp tuyệt hay với nhâu và tạo danh sách bài một cách tự động. Tương tự như vậy, biểu tượng iTunes Store được đặt ngay bên phải để người dùng có thể truy cập những bài hat được khuyến khích dựa trên nhưng bài bạn đã mua trước đây và giúp họ tìm những album hay nhất trong tuần.
3.Các công cụ thiết kế giao diện người dùng
Một giao diện người dùng tốt thì không chỉ cần phải trông bóng bảy mà còn phải làm tốt các chức năng của phần mềm. Đối với một thiết kế tuyệt vời, sử dụng một công cụ mà giúp bạn kết hợp những thành phần khác nhau và dễ dàng truyền tải nó tới khách hàng hoặc đối tác. Một số công cụ phổ biết như:
- Photoshop là một trong những công cụ thiết kế phổ biến nhất trên thế giới. Nó không chỉ cho phép bạn tạo ra thiết kế mà còn cho phép chia sẻ thành quả của bạn thông qua Creative Cloud.
- Flinto là một phần mềm phổ biến khác được dùng để tạo ra các bản mẫu phần mềm cho nền tảng iOS và Android, công cụ này giúp bạn test ứng dụng trong thế giới thực.
- Icon Slate cho phép bạn tạo các biểu tượng, xuất chúng ra bất cứ định dạng nào cho ứng dụng mobile hoặc desktop, công cụ thiết kế tuyệt vời này có thể tải về từ Mac App Store.