Hộ chiếu giả trên máy bay MH370: Mức độ bảo mật của hộ chiếu đến đâu?
Malaysia là quốc gia tiên phong ứng dụng hộ chiếu sinh trắc học nhằm ngăn chặn nạn di cư gian lận. Tuy nhiên, 16 năm sau đã xảy ra trường hợp 2 hành khách sử dụng hộ chiếu đánh cắp để lên chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia, vì sao thế? Một điều rất đáng lưu ý trong vụ việc này ...
Malaysia là quốc gia tiên phong ứng dụng hộ chiếu sinh trắc học nhằm ngăn chặn nạn di cư gian lận. Tuy nhiên, 16 năm sau đã xảy ra trường hợp 2 hành khách sử dụng hộ chiếu đánh cắp để lên chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia, vì sao thế?
Một điều rất đáng lưu ý trong vụ việc này nữa là Malaysia chính là nước đầu tiên trên thế giới phát hành hộ chiếu điện tử vào năm 1998 do công ty Iris có trụ sở tại Kuala Lumpur phát triển. Các giấy tờ điện tử này được nhúng một con chip, lưu giữ thông tin cá nhân của người sở hữu, như ảnh khuôn mặt, chiều cao, cân nặng, đôi khi cả dấu vân tay và hình ảnh quét con ngươi mắt. Thông tin trên hộ chiếu điện tử có thể được xác minh qua cơ sở dữ liệu của chính phủ tại các điểm kiểm tra nhập cư.
Như vậy, hộ chiếu sinh trắc học hay còn gọi là hộ chiếu điện tử được xem là rất an toàn. Tuy nhiên, hãng tin Bloomberg đưa tin trong các cuộc phỏng vấn, 6 chuyên gia an ninh đã nói rằng thủ tục kiểm tra lỏng lẻo và các kỹ thuật làm giả hộ chiếu tinh vi đã dẫn đến tình huống trên. Hai hành khách dùng hộ chiếu châu Âu đánh cắp đã lọt qua các quan chức nhập cư và lên chiếc máy bay số hiệu MH370 của Malaysia Airline có thể đã tráo đổi giấy tờ hoặc không được kiểm tra cẩn thận. Một trong hai hộ chiếu đánh cắp này thuộc về một công dân Áo, có các đặc điểm sinh trắc học.
“Malaysia là nước dẫn đầu thế giới trong việc sáng tạo ra hộ chiếu sinh trắc học, tại sao trường hợp này có thể xảy ra?”, Louis Sorrentino, cán bộ quản lý của hãng tư vấn an toàn hàng không ICF International ở Florida, Mỹ, nói. “Tôi thực sự bối rối, khó hiểu”.
Iris đã phát triển chiếc hộ chiếu điện tử đầu tiên của thế giới tại Malaysia năm 1998, và công nghệ phát triển hộ chiếu điện tử đã lan rộng ra cả châu Á, châu Phi, Trung Đông. Các hộ chiếu phát hành cho công dân Malaysia chứa ảnh khuôn mặt và dấu vân tay ngón tay cái của người sở hữu.
Theo Interpol, các hộ chiếu đánh cắp từ Thái Lan mà hai hành khách đã sử dụng lên chuyến bay bị mất tích cách đây mấy ngày, không hề được kiểm tra, đối chiếu với cơ sử dữ liệu quốc tế về các hộ chiếu bị đánh cắp.
“Một điều quan trọng mà mọi người cần nhớ là: bản thân giấy tờ không thể đảm bảo an ninh của toàn hộ hệ thống”, Stefan Barbu, người đứng đầu bộ phận bảo mật tại NXP Semiconductor NV, nhà cung cấp chip cho hộ chiếu điện tử lớn nhất toàn cầu, nói. “Nó sẽ an toàn nếu thực hiện đúng các chính sách”.
Hai hành khách mang hộ chiếu giả trên chuyến bay MH370
Công nghệ chip hộ chiếu của Iris không thể bị giả mạo hay hack, theo công ty tuyên bố. “Cho đến nay, chưa có trường hợp nào giả mạo hay tấn công vào hộ chiếu điện tử”, Tan Say Jim, giám đốc điều hành của Iris nói.
Theo NXP, có khoảng 100 quốc gia trên thế giới đã sử dụng hộ chiếu điện tử. Việc sử dụng công nghệ sinh trắc học để kiểm tra các nhận dạng đã có ít nhất từ năm 1858, khi các công chức nhà nước ở Anh bắt đầu sử dụng ấn chỉ bàn tay để đóng dấu các hợp đồng. Các chuyên gia cho rằng nếu bọn tội phạm có ý đồ xấu, chúng nên lợi dụng việc hệ thống gặp trục trặc còn dễ hơn rất nhiều lần việc làm giả hay hack vào giấy tờ điện tử.
“Hộ chiếu sinh trắc học nếu được kết nối với cơ sở dữ liệu cập nhật và được quản lý đúng cách là cách kiểm tra an ninh hiệu quả nhất”, Stefan Barbu của công ty chip NXP nói. “Nhưng nếu nó không được kết nối với bất cứ gì và nếu được “bật đèn xanh”, chúng ta sẽ gặp nhiều rắc rối hơn chúng ta tưởng”.
Nguồn: ictnews.vn