ìm hiểu Cursor trong Oracle - Oracle nâng cao
Trong bài này mình sẽ giới thiệu một chức năng rất hay trong Oracle đó là cách tạo à sử dụng Cursor. Cursor là một con trỏ đùng để trỏ tới một đoạn mã SQL nào đó, các đoạn mã này thường là các lệnh: SELECT, INSERT, UPDATE, DELETE. Tạo một CURSOR giống như ta ...
Trong bài này mình sẽ giới thiệu một chức năng rất hay trong Oracle đó là cách tạo à sử dụng Cursor.
Cursor là một con trỏ đùng để trỏ tới một đoạn mã SQL nào đó, các đoạn mã này thường là các lệnh: SELECT, INSERT, UPDATE, DELETE.
Tạo một CURSOR giống như ta tạo một câu truy vấn và gán tên cho nó để có thể gọi và sử dụng ở nhiều nơi.
Đọc qua chức năng thì bạn sẽ thấy nó giống như thủ tục phải không nào? Gần như vậy nhưng cú pháp và cách sử dụng đơn giản hơn, tiện lợi hơn cho những đoạn code ngắn.
1. Tạo một Cursor trong Oracle
Trước tiên bạn cần xem cú pháp:
CURSOR cursor_name IS SELECT_statement;
Trình biên dịch sẽ nhận biết bắt đầu CURSOR là IS và kết thúc là đoạn cuối của câu lệnh đầu tiên vì các lệnh SELECT, INSERT, UPDATE, DELETE là lệnh đơn.
Ví dụ: Giả sử ta có bảng course, hãy tạo một CURSOR có chức năng lấy ra course_id
của course_name
có tên bằng với tham số name_in
.
CURSOR c1 IS SELECT course_id FROM courses WHERE course_name = name_in;
Vì trong CURSOR c1 có tham số name_in
nên khi gọi đến CURSOR này bạn phải chắc chắn đã khai báo một biến tên là name_in
.
2. Lệnh open và close CURSOR
Lệnh OPEN dùng để khai báo bắt đầu sử dụng một CURSOR, còn lệnh CLOSE dùng khai báo kết thúc không sử dụng CURSOR đó nữa.
Như ở ví dụ trên mình sẽ sử dụng như sau:
DECLARE name_in VARCHAR2; BEGIN name_in := "Cuong"; OPEN c1; /* SOME CODE HERE */ CLOSE c1; END;
3. Lặp dữ liệu trả về từ CURSOR
Kết quả trả về của CURSOR thường là danh sách, vì vậy ta sẽ sử dụng FETCH ... INTO để lặp dữ liệu.
Như ở ví dụ trên mình sẽ lặp dữ liệu như sau:
DECLARE name_in VARCHAR2; id_in NUMBER; BEGIN name_in := "Cuong"; OPEN c1; FETCH c1 INTO id_in; /*SOME CODE HERE*/ CLOSE c1; END;
4. Ví dụ CURSOR sử dụng trong Function
Oracle cho ra đời tính năng này giúp xử lý chương trình SQL trở nên gọn gàng hơn.
Sau đây là một ví dụ về sử dụng CURSOR c1 mà mình đã tạo ở phần 1 ở bên trong một function.
CREATE OR REPLACE FUNCTION FindCourse ( name_in IN varchar2 ) RETURN number IS cnumber number; CURSOR c1 IS SELECT course_id FROM courses WHERE course_name = name_in; BEGIN OPEN c1; FETCH c1 INTO cnumber; IF c1%notfound THEN cnumber := 9999; END IF; CLOSE c1; RETURN cnumber; END;
Ngoài ra bạn có thể sử dụng CURSOR lồng nhau, lấy kết quả của cái đầu tiên làm dữ liệu cho cái thứ hai, giống như bạn đang lặp dữ liệu.
CREATE OR REPLACE PROCEDURE MULTIPLE_CURSORS_PROC IS v_owner varchar2(40); v_table_name varchar2(40); v_column_name varchar2(100); /* First cursor */ CURSOR get_tables IS SELECT DISTINCT tbl.owner, tbl.table_name FROM all_tables tbl WHERE tbl.owner = 'SYSTEM'; /* Second cursor */ CURSOR get_columns IS SELECT DISTINCT col.column_name FROM all_tab_columns col WHERE col.owner = v_owner AND col.table_name = v_table_name; BEGIN -- Open first cursor OPEN get_tables; LOOP FETCH get_tables INTO v_owner, v_table_name; -- Open second cursor OPEN get_columns; LOOP FETCH get_columns INTO v_column_name; END LOOP; CLOSE get_columns; END LOOP; CLOSE get_tables; EXCEPTION WHEN OTHERS THEN raise_application_error(-20001,'An error was encountered - '||SQLCODE||' -ERROR- '||SQLERRM); END MULTIPLE_CURSORS_PROC;
Có một lưu ý là bạn phải dùng lệnh OPEN và CLOSE đúng chỗ, nếu hkông kết quả sẽ không được như mong đợi.
Như vậy là mình đã giới thiệu xong cách sử dụng CURSOR trong Oracle, hy vọng bài này sẽ giúp ích cho bạn, hẹn gặp lại các bạn trong bài trigger.