Khi bạn chuyển từ trải nghiệm web sang native app (phần 1)
Hiện nay, trên thị trường vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức chỉ sử dụng web app hoặc chỉ đem đến cho khách hàng duy nhất mỗi trải nghiệm web. Mặc dù nhận ra được tiềm năng để tiếp cận các khách hàng mới hoặc cung cấp thêm giá trị cho người dùng hiện tại, các doanh nghiệp này vẫn ...
Hiện nay, trên thị trường vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức chỉ sử dụng web app hoặc chỉ đem đến cho khách hàng duy nhất mỗi trải nghiệm web. Mặc dù nhận ra được tiềm năng để tiếp cận các khách hàng mới hoặc cung cấp thêm giá trị cho người dùng hiện tại, các doanh nghiệp này vẫn chưa tạo native app để đăng trên App Store của Apple hoặc Google Play.
Công ty Savvy Apps thường xuyên làm việc với các doanh nghiệp để tìm giải pháp thêm 1 ứng dụng để bổ sung trải nghiệm web. Dưới đây là những yếu tố quan trọng nhất mà các dev lẫn doanh nghiệp cần quan tâm khi chuyển từ trải nghiệm web sang native app.
Đánh giá trải nghiệm web hiện tại của bạn
Bước đầu tiên luôn là phân tích trải nghiệm web hiện tại bằng cách xem xét những điểm hiệu quả và không hiệu quả. Bạn có thể sử dụng insight (sự thật ngầm hiểu) này nhằm phát triển website hiện tại hoặc web app cũng như thu thập những ý tưởng ban đầu khi người dùng sử dụng app.
Ví dụ, bạn kinh doanh tạp hóa. Website của bạn cho phép người dùng chuẩn bị danh sách hàng hóa hằng tuần. Vậy app của bạn chỉ là công cụ để tạo các danh sách hàng hóa hay bạn nên đem đến điều gì đó khác biệt nữa?
Facebook là 1 ví dụ khác. Họ bắt đầu là website, sau đó là web app, và cuối cùng trở thành 1 native app toàn diện, có giao diện người dùng đơn giản, chỉ giữ lại những tính năng cốt lõi từ trang web mạng xã hội. Thay vì bổ sung chức năng hoặc các dịch vụ mới vào app, Facebook đã lựa chọn tối ưu các tính năng hiện tại để người dùng có thể kết nối với mạng xã hội thông qua thiết bị của mình. Trong những năm gần đây, Facebook còn phân chia app ra để tập trung hơn vào 1 tính năng chuyên biệt (ví dụ: Messenger là app chủ đạo hàng đầu của ứng dụng Facebook)
Mặc khác, khi so với các website thiên về Marketing khác, app của hãng cà phê nổi tiếng – Starbucks đã thực sự tạo nên trải nghiệm khác biệt. Ứng dụng Starbucks đem đến cho người dùng những cách thức mới để tương tác với thương hiệu ở trong và ngoài cửa hàng, gồm việc tùy chỉnh, đặt hàng hoặc thanh toán nước uống trong ứng dụng.
Nhận diện người dùng app
Bạn đã biết được những người sử dụng website của mình. Liệu những người đó có dùng app nữa không hay bạn phải phác thảo sơ đồ nhân khẩu học mới? Trong lúc đánh giá website, bạn ắt hẳn sẽ nhận ra có 1 nhóm chính những users tiềm năng mà bạn đang bỏ qua, hoặc những users hiện tại đang bị giới hạn về cách thức tương tác với doanh nghiệp của bạn.
Bạn có thể bắt đầu với Google Analytics hoặc 1 công cụ tương tự vì chúng sẽ thể hiện những nền tảng và thiết bị mà người dùng đang sử dụng để xem website. Nó còn nhá hàng vài thứ mà users đang hoặc chưa làm trên web của bạn. Chẳng hạn với ví dụ về danh sách hàng hóa ở trên, bạn sẽ nhận ra người xem website đang tạo danh sách mua hàng nhưng họ lại rời website trước khi lưu lại, in ra hoặc gửi email danh sách đó cho những lần truy cập tiếp theo. Insight này dẫn đến thực tế là khách hàng không thực sự sử dụng danh sách mua hàng này khi đến cửa hàng, đồng thời đề xuất 1 phương án giá trị để bạn có thể thêm vào app.
Xem xét các trường hợp sử dụng apps
Thiết bị không phải là thứ duy nhất đang trở nên khác biệt. Dù cùng 1 người dùng tương tác với website và app của bạn thì nhiều khả năng họ sẽ dùng app ở thời điểm, địa điểm khác nhau với các nhu cầu khác so với thời điểm họ xem website.
Trở lại với ví dụ cửa hàng tạp hóa, người dùng tạo danh sách mua hàng trên website có thể tận dụng thời gian nghỉ ngơi lúc làm việc. Mong đợi, nhu cầu và tình trạng khẩn cấp của người dùng sẽ hoàn toàn khác khi họ đang dùng app kiểm tra danh sách trong lúc mua sắm tai cửa hàng với trẻ nhỏ.
Đó là lý do tại sao bạn cần xác định các trường hợp sử dụng đặc biệt đi kèm với app. Liệu người dùng có truy cập app ở nơi đông người? Liệu họ có cột sóng điện thoại kém hay không có WiFi? Liệu họ đang sử dụng app sau thời gian làm việc ở công ty, khi đang mệt mỏi và không còn muốn dùng app có nội dung dài dòng, phức tạp? Bằng cách xem xét ngữ cảnh users sẽ dùng app Như thế nào, Khi nào và Ở đâu, bạn chắc chắn sẽ đem đến trải nghiệm tuyệt vời đáp ứng đúng những gì users cần và thời điểm users muốn.
Có vài trường hợp sử dụng chính xuyên suốt hầu hết các app. Các trường hợp này ổn định, nhanh chóng, thuộc về bản năng mà các ứng dụng hàng đầu sẽ đáp ứng được. Chúng không đem đến quá nhiều thông tin như website, thậm chí còn dẫn users đến website để tìm kiếm các thông tin thêm hoặc các nội dung dài hơn.
App của bạn sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn tương tự như các app khác như các tiêu chuẩn về thiết kế. Nếu bạn vẫn chưa biết cách xây dựng 1 tính năng, hãy xem qua các app trong stores để phát triển ý tưởng cho các tính năng mới.
Nguồn: IDE Academy via SavvyApps