kintone Plaform Part 2 - Sử dụng Plugin để mở rộng chức năng
kintone Plaform Part 1 - Giải pháp Quản trị dữ liệu không cần lập trình kintone Plaform Part 2 - Sử dụng Plugin để mở rộng chức năng kintone Plaform Part 3 - Hướng dẫn phát triển Plug-in kintone Plaform Part 4 - Plug-ins list kintone Plug-in Ecosystem Như đã giới thiệu ở bài trước "kintone ...
kintone Plaform Part 1 - Giải pháp Quản trị dữ liệu không cần lập trình kintone Plaform Part 2 - Sử dụng Plugin để mở rộng chức năng kintone Plaform Part 3 - Hướng dẫn phát triển Plug-in kintone Plaform Part 4 - Plug-ins list
kintone Plug-in Ecosystem
Như đã giới thiệu ở bài trước "kintone Application" là tính năng được coi như xương sống của nền tảng kintone. "Application" hay "apps" là những ứng dụng cho phép người dùng xây dựng, tùy biến cơ sở dữ liệu trực tuyến chỉ bằng những thao tác đơn giản "kéo thả" chuột, mà không cần có kiến thức về lập trình. Bạn có thể tạo ra những "apps" khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng của mình - 1 hệ thống Sales CRM, Todo List, Quản lý Project , Quản lý nhân sự, …Mặc dùng bản thân kintone cũng đã cung cấp 1 nền tảng ứng dụng rộng lớn nhưng thậm chí bạn còn có thể nâng cao tiện ích hơn nữa bằng cách sử dụng các plugin.
Plugins là những gói cài đặt mở rộng được phát triển bằng Javascript và CSS bởi cộng đồng developer kintone. Bằng cách cài đặt plugin, bạn có thể sử dụng những tính năng mới nằm ngoài những tính năng có sẵn của kintone.
Sử dụng plugin không yêu cầu có kiến thức về lập trình, việc cài đặt và tùy biến plugin hết sức trực quan và đơn giản và một khi đã được cài đặt mọi người dùng apps đều có thể sử dụng được chức năng của plugin đó. Cho đến nay thì nguồn tài nguyên plugin của kintone đã khá lớn, đối với người dùng thông thường có thể dễ dàng tìm được plugin phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu có kiến thức về lập trình thậm chí bạn cũng có thể tự phát triển plugin.
Dưới đây là 2 trang web developer của kintone, nó cung cấp các công cụ và tài liệu API phục vụ cho việc phát triển plugin cũng như trang cộng đồng, nơi bạn có thể đặt ra các câu hỏi, các vấn đề cần giải đáp trong quá trình phát triển. Ngoài ra đây cũng là nơi bạn có thể apply lấy developer license hoàn toàn miễn phí.
https://developer.kintone.io/hc/en-us - Tiếng Anh https://developer.cybozu.io/hc/ja - Tiếng Nhật
Hiện nay website tiếng Nhật cung cấp khối lượng tutorial có phần phong phú hơn. Tuy nhiên với đa số các trường hợp bạn có thể tham khảo website tiếng Anh cũng khá đầy đủ rồi.
Developer License
Là chứng nhận được cung cấp khi bạn apply trở thành developer thuộc cộng đồng kintone. Nếu được xét duyệt, bạn sẽ nhận được một phiên bản kintone sandbox với thời hạn 1 năm hoàn toàn miễn phí (thông thường đối với user chỉ là 30 ngày). Với phiên bản kintone sandbox này bạn hoàn toàn thoải mái phát triển và kiểm thử plug-in giống với môi trường kintone thực tế.
Trong bài này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 1 số khía cạnh cơ bản về Plugin và hệ sinh thái của nó. Tôi biết nó khá là trừu tượng để hình dung ra cách 1 Plugin hoạt động, ngày hôm nay những gì tôi muốn giới thiệu chỉ là tầm quan trọng của Plugin trong nền tảng kintone. Ban đầu tôi cũng có ý định gộp chung tutorial vào post này, nhưng vì sự phức tạp của nó thiết nghĩ tôi sẽ dành riêng ra 1 bài để trình bày chi tiết nhất cố thể. Và những gì bạn cần nhớ qua bài này :
- Plugins là tính năng tối quan trọng trong nền tảng kintone. Với Plugin, bạn có thể mở rộng vô hạn các ứng dụng của mình. Lần sau khi gặp lại, chúng ta sẽ cùng đi tới phần hấp dẫn nhất: Làm thế nào để phát triển Plugin.
Vậy là bạn đã hoàn thành việc cài đặt 1 plugin, rất đơn giản phải không. Plugin đóng vai trò rất quan trọng trong nền tảng của kintone, nó mở ra khả năng nâng cấp vô hạn thông qua các phần mở rộng này. Bạn có thể tìm thấy nhiều hơn nữa những Plugin sẵn có hoặc cũng có thể tự phát triển. Trong bài sau chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu làm thế nào để bắt đầu phát triển Plug-in trong nền tảng kintone.