07/09/2018, 14:14

Lập Trình Back End, công việc không thể thiếu của nhà phát triển Web!

Lập trình Back-end là làm gì??? Khi tìm hiểu về website thì ai cũng sẽ nghe đến hai thuật ngữ “Lập trình Front End” và “Lập trình Back End”. Ở bài viết trước mình đã giải thích về “Lập trình Front End” là như thế nào rồi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm ...

Lập trình Back-end là làm gì???

Khi tìm hiểu về website thì ai cũng sẽ nghe đến hai thuật ngữ “Lập trình Front End” và “Lập trình Back End”. Ở bài viết trước mình đã giải thích về “Lập trình Front End” là như thế nào rồi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu Lập Trình Back End thông qua một ví dụ quen thuộc đó là Đăng nhập vào Gmail.

Hãy tưởng tượng, toàn bộ hộp thư của tất cả khách hàng của Gmail đâu thể nằm trong máy tính cá nhân của bạn để trình duyệt có thể xử lý, đúng vậy không? Vì dữ liệu này là của ông Google mà, và họ sẽ đặt những dữ liệu này ở 1 máy chủ có kết nối Internet gọi là Web Server. Hãy xem video diễn giải cơ chế khi bạn vào trang Gmail và nhập vào thông tin để tiến hành đăng nhập nhé.

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ xem video định dạng MP4. Xin vui lòng mở trang web bằng trình duyệt Chrome để được xem tốt nhất!

Khi bạn vào trang Gmail.com thông qua trình duyệt tại máy tính cá nhân, rồi bắt đầu nhập EmailPassword, cuối cùng click vào nút “Sign In” (Đăng nhập), thì lúc này trình duyệt sẽ gửi 1 yêu cầu (request) mang thông tin email và password bạn vừa nhập tới Web Server, nơi mã nguồn Gmail đang cư trú. Đây là bước đầu tiên khi bạn click vào nút “Sign In”.

hinh-demo-lap-trinh-back-end-request

Bước tiếp theo sẽ do Web Server xử lý, khi nhận được yêu cầu từ trình duyệt (Client) thì tại Web Server này có mã nguồn xử lý để nhận Email và Password được chứa trong yêu cầu đó. Công việc xử lý đơn giản là lấy thông tin và truy vấn vào trong cơ sở dữ liệu (database) của Gmail để kiểm tra xem có tồn tại email này, nếu tồn tại thì kiểm tra password có chính xác không?

Quá trình này thì End User hay ta gọi là Visitor không hề hay biết mà họ cũng chẳng cần quan tâm làm gì nhưng tiến trình vẫn phải chạy để có kết quả mong muốn cho End User. Đây được gọi là xử lý Back End và những người tạo ra đoạn mã nguồn để xử lý Back End được gọi là Nhà Lập Trình Back End.

Vậy Lập Trình Back End đơn giản chỉ là công việc tạo ra các đoạn mã xử lý Back End, nghĩa là những xử lý ở phía Web Server như truy vấn, cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu hay những xử lý nghiệp vụ mà End User không thể thấy.
hinh-demo-lap-trinh-back-end-process

Sau khi kiểm tra thấy mọi thông tin bạn nhập là hợp lệ thì lúc này Web Server sẽ gửi hồi đáp (response), chính là mã nguồn trang web Gmail của chính bạn, bao gồm các hộp thư mà bạn thường thấy. Mã nguồn trang web để trình duyệt hiển thị cho bạn thấy thì chắc hẳn bạn đã biết rất rõ trong bài viết trước, đó chính là ngôn ngữ HTML, CSS và Javascript đúng không nào?
hinh-demo-lap-trinh-back-end-response

Tổng kết

Như bạn thấy, mô hình Website là mô hình Client – Server nên một nhà lập trình web (Web Developer) cần sẽ trải qua hai quá trình lập trình xử lý giao diện để hiển thị cho Visitor thấy những thông tin, kết quả mình muốn, công việc này được gọi là Lập trình front end và sau đó họ cũng chính là người sẽ viết những đoạn mã xử lý tại Web Server để thực hiện các công việc truy xuất vào cơ sở dữ liệu hoặc những xử lý nghiệp vụ (Business Logic), công việc này có tên gọi là Lập trình back end.

Có rất nhiều ngôn ngữ để lập trình back end như: PHP, ASP.NET, Java, Python,… Chúng ta chỉ cần là một expert trên 1 ngôn ngữ Back End và làm chủ các ngôn ngữ Front End, chính là HTML, CSS và Javascript là tha hồ tung hoành giang hồ. Tất cả những thư viện (library), framework đều dựa trên những ngôn ngữ nền tảng này.

Bạn chỉ cần hiểu rõ cơ chế làm việc của Website (request & response) và những ngôn ngữ Front End, một ngôn ngữ Back End như vừa trình bày thì bạn hãy yên tâm về sự nghiệp phát triển Website của mình. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết của mình về nền tảng web để nắm rõ hơn lộ trình cho sự nghiệp thú vị này.

0