12/08/2018, 18:26

Lập trình viên có nên làm thêm giờ thường xuyên không?

Luôn có quá nhiều công việc phải hoàn thành trong các dự án phần mềm, quá nhiều chức năng cần thực hiện, quá nhiều lỗi để fix. Sẽ có những ngày bạn ko bắt kịp tiến độ trong backlog, thiếu thời gian để code, hay chật vật với những bugs siêu khó. Thậm chí, bạn phải phung phí thời gian ...

Luôn có quá nhiều công việc phải hoàn thành trong các dự án phần mềm, quá nhiều chức năng cần thực hiện, quá nhiều lỗi để fix. Sẽ có những ngày bạn ko bắt kịp tiến độ trong backlog, thiếu thời gian để code, hay chật vật với những bugs siêu khó. Thậm chí, bạn phải phung phí thời gian với những buổi họp, thay vì ngồi tập trung cho công việc của mình.

Khi mọi chuyện trở nên tệ hơn, bạn sẽ thấy bản thân mình rối bời, phải làm overtime để bắt kịp tiến độ. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là ảo tưởng, dù có làm thêm giờ thì bạn cũng sẽ lại tốn thời gian để trả lời những cái mails lẻ tẻ. Bạn mệt mỏi, kiệt sức, trong lúc công việc vẫn chất đống ngày càng nhiều.

Giải pháp tôi đưa ra ở đây không phải là cố làm việc chăm hơn, nhiều hơn, mà ngược lại: hãy làm việc ít hơn (về thời gian).

Một vài cảnh báo trước:

  • Bạn càng nhiều kinh nghiệm, giải pháp này càng hiệu quả. Nếu đây là năm đầu mới ra trường, thì bạn nên hết mình vì công việc cho đến khi tìm được 1 công việc thực sự tốt.
  • Làm việc ít giờ hơn sẽ hiệu quả hơn khi bạn đàm phán được với sếp của mình về điều đó. Tuy nhiên nếu thu nhập của bạn chưa thực sự tốt, bạn nên nghĩ đến việc tăng thu nhập trước đã.

* Giảm thời gian, tăng năng suất

Tại sao làm việc nhiều hơn lại không giải quyết được bài toán được nêu ở trên? Bởi vì làm việc nhiều hơn sẽ khiến năng suất của bạn giảm đi, và đây là 1 ấn tượng ko tốt đối với sếp.

Trong khi đó, làm việc ít hơn thì ngược lại.

Tăng khả năng tập trung

Làm việc khi đang mệt mỏi chắc chắn sẽ không có năng suất cao. Nó khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn rất nhiều để giải quyết 1 vấn đề, và bạn ngày càng chìm vào trạng thái thiếu tập trung.

Làm nhiều: “5h chiều rồi, nhưng mình phải giải quyết vấn đề này, thử thêm lần nữa vậy”.. Nhưng sự mệt mỏi sẽ khiến bạn tiêu tốn thêm 3h nữa, và ngày mai bạn đi làm kiệt sức, thiếu tập trung.

Làm ít: “5h chiều rồi, ngày mai mình sẽ thử lại vậy”.. Ngày mai, khi tâm trạng thoải mái hơn, có khi bạn chỉ mất 10p cho vấn đề đó.

Giải quyết vấn đề thông minh hơn

Làm việc trong thời gian dài hình thành thói quen xấu trong việc lập trình: bạn nghĩ rằng cách để giải quyết vấn đề chỉ là buộc bản thân hoàn thành công việc.

Nhưng lập trình là công việc chuyên về tự động hóa, về xây dựng các lối tắt để giảm thiểu công việc. Thông thường, bạn có thể giảm được rất nhiều thao tác bằng việc tìm ra một cách tốt hơn để thực hiện một API, hoặc là phần chức năng cần phải thực hiện đó thực chất không hề cần thiết.

Hãy tưởng tượng rằng sếp của bạn giao cho bạn một nhiệm vụ, và nhiệm vụ này phải được bàn giao cho khách hàng trong 2 tuần. Và bạn ước tính công việc sẽ mất ít nhất 3 tuần để thực hiện, trong điều kiện thuận lợi nhất.

Làm nhiều: “Việc này cần phải hoàn thành trong hai tuần, nhưng tôi nghĩ rằng nó cần 120 giờ để hoàn tất. Tôi đoán là mình sẽ lại phải làm việc vào buổi tối và kể cả cuối tuần”. Và rồi bạn kiệt sức, mà nhiệm vụ vẫn có thể bị bàn giao muộn.

Làm ít: “Tôi chỉ có hai tuần để hoàn thành, nhưng công việc thực sự quá nhiều. Tôi có thể làm gì để giảm thiểu khối lượng công việc cần hoàn thành? Tôi nghĩ mình sẽ dành vài giờ để suy nghĩ về nó.” Và ngay sau đó: “Ồ, nếu tôi thực hiện việc tái cấu trúc này, tôi có thể hoàn thành được 80% lượng công việc trong vòng một tuần, và điều đó có thể sẽ giữ cho khách hàng hài lòng cho đến khi tôi hoàn thành phần còn lại. Và ngay cả khi tôi đánh giá chưa chính xác thì tôi vẫn có tuần thứ hai để hoàn thành”

Hạn chế việc quản lý kém

Nếu lựa chọn của bạn cho bất kỳ khó khăn nào đều là dành nhiều thời gian hơn để hoàn thành mục tiêu thì bạn đang khuyến khích cho việc quản lý kém khoa học.

Bằng lựa chọn đó, bạn ngầm truyền tải với quản lý của mình rằng thời gian của bạn không có giá trị và họ không cần phải ưu tiên sao cho phù hợp.

Làm nhiều: Nếu người quản lý của bạn không chắc liệu bạn nên đến dự một cuộc họp hay không, họ có thể tự nhủ rằng: “Cuộc họp này có thể lãng phí một giờ, nhưng họ sẽ chỉ cần làm việc thêm một giờ vào buổi tối để bù đắp”. Nếu người quản lý của bạn không thể quyết định giữa hai lựa chọn, họ sẽ giao cho bạn cả hai nhiệm vụ thay vì đưa ra một quyết định cẩn thận.

Làm ít: Với thời gian dành cho công việc ngắn hơn, thời gian của bạn trở nên khan hiếm và có giá trị. Nếu quản lý của bạn là người hợp lý, các cuộc họp không quan trọng sẽ được bỏ qua và các công việc quan trọng hơn sẽ được ưu tiên.

* Làm việc ít thời gian hơn

Một tuần làm việc ngắn có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau.

Một nữ lập trình viên mà tôi biết đã làm rõ khi cô bắt đầu công việc ở một công ty startup rằng cô sẽ chỉ làm việc 40-45 giờ một tuần mà thôi. Mọi người khác thường làm việc nhiều giờ hơn, nhưng đó là giới hạn cá nhân mà cô ấy đặt ra. Còn với cá nhân tôi, tôi đã thương lượng một tuần làm việc chỉ 35 giờ.

Bất kể con số hợp lý đối với bạn có là bao nhiêu, vấn đề nòng cốt là phải giải thích rõ ràng về giới hạn của mình và kiên định với nó. Hãy nói với người quản lý “Tôi sẽ chỉ làm việc 40 giờ trong một tuần, trừ khi đó là một trường hợp khẩn cấp thực sự.”

Một khi bạn đã giải thích các giới hạn của mình, bạn cần phải bám sát vào chúng: không trả lời email sau giờ làm việc, không đồng ý làm dù chỉ là một vài việc lặt vặt vào cuối tuần.

Và sau đó bạn cần phải chứng minh mình bằng cách đảm bảo hiệu quả công việc, và chắc chắn rằng khi bạn làm việc thì có nghĩa là bạn đang thực sự giải quyết công việc. Dành ra một vài giờ trong thời gian làm việc để xem các video về mèo có lẽ sẽ không phù hợp với làm việc ngắn giờ.

Có vài công ty mà điều này sẽ không được chào đón, đó là nơi mà quản lý không tốt hoặc các định mức của công ty khắc nghiệt đến mức thậm chí một tuần làm việc 40 giờ của một thành viên nhóm sản xuất sẽ không được chấp nhận. Trong những trường hợp đó bạn cần phải tìm kiếm một công việc mới, và trong cuộc phỏng vấn hãy dành ra một phần thời gian để tìm hiểu về văn hoá làm việc và thực tiễn quản lý dự án của các nhà tuyển dụng. Công ty mới sẽ làm việc trong nhiều thời gian hay ít thời gian? Có phải mọi việc luôn luôn trong tình trạng gấp gáp hay các dự án luôn được hoàn thành đúng thời gian?

Cho dù bạn đang đàm phán thời gian làm việc của bạn tại công việc hiện tại hay tại một công việc mới, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và tay nghề được nâng cao hơn trong công việc lập trình của bạn.

Techtalk via Viblo

0