08/09/2018, 22:38

LẬP TRÌNH VIÊN “TRÌNH CAO” THÌ NÊN ĐỌC SÁCH GÌ? – PHẦN 2

Nối tiếp phần 1, ở phần này mình sẽ giới thiệu những cuốn sách còn lại trong danh sách được giới thiệu trên codinghorror. Có vài cuốn hơi cao siêu, các bạn nên đọc theo tính chất “giải trí, học hỏi”, nếu giữa chừng tẩu hỏa nhập ma có thể ngừng cũng được, không sao =))) ...

Nối tiếp phần 1, ở phần này mình sẽ giới thiệu những cuốn sách còn lại trong danh sách được giới thiệu trên codinghorror. Có vài cuốn hơi cao siêu, các bạn nên đọc theo tính chất “giải trí, học hỏi”, nếu giữa chừng tẩu hỏa nhập ma có thể ngừng cũng được, không sao =)))

6. The Design of Everyday Things (Đã đọc hết)

design-of-everyday-things

Cuốn sách này được viết bởi Don Norman. Ông là một bậc thầy về tâm lý học và design. Ông đưa ra khái niệm “user-centered design” (Design hướng về phía người dùng), chú trọng vào tính hữu dụng và dễ sử dụng của thiết kế, yếu tố thẩm mĩ chỉ là phụ.

Ý kiến cá nhân mình thì cuốn này khá hay, ảnh minh họa rất nhiều. Cuốn sách này sẽ làm thay đổi tư duy thiết kế của bạn, do đó dân design hay lập trình thì đều nên đọc. Như tựa đề, cuốn sách phân tích thiết kế của các vật dụng thường ngày: cánh cửa, tủ lạnh, máy lạnh, … cho tới điện thoại, hệ thống máy tính, … đồng thời phân tích tại sao design này thành công, design kia thất bại. Đảm bảo các bạn sẽ nhiều lần gật gù “à ra thế” khi đọc cuốn này.

7. About Face: The Essentials of Interaction Design (Chưa đọc)

about-face

Tác giả cuốn này là Alan Cooper, cha đẻ của Visual Basic.

Mình chỉ xem sơ qua mục lục, đoạn đầu khá cao siêu, nói về phân tích mô hình tư tưởng của người dùng này nọ, mấy chương cuối lại về cách sử dụng các control, các yếu tố tạo thành 1 design tốt v…v. Thêm vào list cho đủ thôi, bạn nào đã đọc rồi thì cho mình xin thêm ý kiến

8. The Inmates Are Running the Asylum (Chưa đọc)

the-inmates-are-running-the-asylum

Nhìn cái bìa có vẻ ảo, mình mới nhìn cứ tưởng tiểu thuyết trinh thám kinh dị hay cái gì đại loại thế. Cái tựa tạm dịnh là “Lũ tù phạm quản lý nhà thương điên”. Cuốn này cùng tác giả với cuốn số 7 phía trên, cũng viết về user experience, trải nghiệm người dùng.

Đọc sơ được mục lục và 1,2 chương đầu thì mình thấy cuốn này khá có tiềm năng. Alan Turing đã chỉ ra mặt trái của công nghệ: Việc ta thêm software vào một thiết bị sẽ làm thiết bị đó ngày càng phức tạp và khó sử dụng (Thử so sánh máy ảnh, di động ngày xưa và máy ảnh digital, smartphone bây giờ).

Tiếp theo, sách giải thích tại sao 1 số hệ thống lại khó sử dụng (như máy ATM), lý do là: Vì sử dụng như vậy sẽ tiện cho developer lập trình hơn. Chắc các bạn developer chắc ai cũng có lúc như mình, implement một chức năng bằng cách dễ code + code nhanh nhất, đổi lại có thể bắt người dùng vất vả hơn một chút. Sau khi đọc xong cuốn này, có sẽ mình sẽ viết 1 bài review riêng cho nó.

9. Programming Pearls (Chưa đọc)

programming-pearls

Đọc cái tựa, mình tưởng là sách dạy lập trình cho ngôn ngữ Pearl, hóa ra không phải. Nội dung sách đúng như tựa, nó là “Những viên ngọc trong nghệ thuật lập trình“. Nó là những viên ngọc được các lập trình viên kì cựu đúc kết qua bao thế hệ.
Sách hơi nhấn mạnh tới các thuật toán này nọ, bạn hoàn toàn có thể skip (Giờ sort, hash v…v thì chỉ cần gọi 1 hàm từ API là xong). Những phần tinh túy trong sách này bạn nên đọc là:

  • Cách lựa chọn thuật toán phù hợp, đưa ra performance tối đa.
  • Cách estimate băng thông, lưu lượng. Đây là thứ khá hay, ít sách viết. Bạn có thể sử dụng những kĩ năng trong sách để ước tính lưu lượng người dùng chương trình, dung lượng ô cứng cần thiết cho DB, rất hữu ích.

10. The Pragmatic Programmer: From Journeyman to Master (Đã đọc hết)

the-pragmatic-programmer

Tác giả của cuốn The Passionate Programmer đã lấy cảm hứng dựa trên cuốn sách này. Đây là một cuốn sách xuất sắc dành cho developer, nhưng không nói nhiều về code, mà nói về cách code, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề ….

Techtalk via toidicodedao

0