Lệnh Select Case trong Visual Basic - VB căn bản
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn cách sử dụng lệnh Select Case trong Visual Basic (VB), đây cũng là lệnh giúp rẻ nhánh chương trình, công dụng giống như lệnh if else. Lệnh Select Case dùng trong trường hợp điều kiện rẻ nhánh là một giá trị cụ thể, lúc này sử dụng Select Case sẽ giúp code dễ đọc ...
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn cách sử dụng lệnh Select Case trong Visual Basic (VB), đây cũng là lệnh giúp rẻ nhánh chương trình, công dụng giống như lệnh if else.
Lệnh Select Case
dùng trong trường hợp điều kiện rẻ nhánh là một giá trị cụ thể, lúc này sử dụng Select Case
sẽ giúp code dễ đọc hơn nhiều so với lệnh If else
.
1. Cú pháp Select Case trong Visual Basic
Nói chung, câu lệnh Select ... Case
là một tập hợp nhiều lệnh Case
, và nó sẽ chỉ thực thi một Case
duy nhất dựa trên giá trị so khớp của biểu thức điều kiện.
Sau đây là cú pháp câu lệnh Select ... Case trong ngôn ngữ lập trình Visual Basic.
Select Case expresison Case value1 // Chạy nếu expresison = value1, sau đó thoát khỏi lệnh Select Case value2 // Chạy nếu expresison = value2, sau đó thoát khỏi lệnh Select .... .... Case Else // Chạy nếu không có case nào trên thỏa mãn End Select
Khi expresison = value1
thì lệnh bên trong Case đầu tiên sẽ chạy, sau đó bỏ qua những case khác bằng cách thoát khỏi lệnh Select. Cứ như vậy cho đến hết các Case còn lại.
Trường hợp không có Case nào chạy thì code ở trong lệnh Case Else sẽ chạy, nó giống như lênh else trong lệnh if else vậy.
2. Ví dụ lệnh Select Case trong Visual Basic
Bây giờ ta sẽ làm một ví dụ đơn giản để bạn hiểu cách sử dụng lệnh này nhé.
Dưới đây là chương trình kiểm tra giá trị của một số, và in ra giá trị của số đó bằng chữ.
Module Module1 Sub Main() Dim x As Integer = 20 Select Case x Case 10 Console.WriteLine("x bằng 10") Case 15 Console.WriteLine("x bằng 15") Case 20 Console.WriteLine("x bằng 20") Case Else Console.WriteLine("Không xác định") End Select Console.WriteLine("Press Enter Key to Exit..") Console.ReadLine() End Sub End Module
Trong ví dụ này do x = 20
nên câu lệnh ở Case 20 sẽ được chạy, sau đó nó thoát khỏi lệnh Select nên các Case phía dưới không được chạy.
- Nếu bạn đổi giá trị của
x = 10
thì Case 10 sẽ chạy. - Nếu bạn đổi giá trị của
x = 15
thì Case 15 sẽ chạy. - Nếu bạn đổi x thành một giá trị khác với ba số trên thì
Case Else
sẽ chạy.
Lệnh Select Case có thể được sử dụng lồng nhau như những câu lệnh khác. Hãy xem ví dụ dưới đây để biết cách làm.
Module Module1 Sub Main() Dim x As Integer = 10, y As Integer = 5 Select Case x Case 10 Console.WriteLine("X bằng 10") Select Case y Case 5 Console.WriteLine("Giá trị của y là 5") End Select Case 15 Console.WriteLine("X bằng 15") Case 20 Console.WriteLine("X bằng 20") Case Else Console.WriteLine("Không xác định") End Select Console.WriteLine("Press Enter Key to Exit..") Console.ReadLine() End Sub End Module
Như bạn thấy, nếu chạy chương trình này thì ta lệnh Case 10 sẽ chạy, lúc này ở bên trong nó là một lệnh Select Case nữa nên trình biên dịch tiếp tục xử lý lệnh bên trong này.
Theo cá nhân mình thấy thì việc sử dụng lệnh Select Case lồng nhau trông sẽ rất rối, vì vậy tốt nhất bạn nên kết hợp với lệnh If Else
để giúp chương trình được sáng sủa hơn.
Trên là hướng dẫn cách sử dụng lệnh Select Case trong Visual Basic. Nếu có thắc mắc hay góp ý gì thì hãy bình luận phía dưới nhé.