Một cách quản lý filter trong Laravel - Laravel tutorials
Filter là một thành phần tuyệt vời mà laravel cung cấp cho chúng ta, nó giúp quản lý website một cách thuận tiện và "chuẩn men" hơn. Nhưng có một vấn đề là ở laravel toàn bộ filter mặc định được đặt ở file app/filters.php và bạn hãy tưởng tượng đến khi web bạn có cả chục cái filter hay thậm chí cả ...
Filter là một thành phần tuyệt vời mà laravel cung cấp cho chúng ta, nó giúp quản lý website một cách thuận tiện và "chuẩn men" hơn. Nhưng có một vấn đề là ở laravel toàn bộ filter
mặc định được đặt ở file app/filters.php
và bạn hãy tưởng tượng đến khi web bạn có cả chục cái filter hay thậm chí cả trăm filter thì quản lý nó sẽ khó như thế nào. Đương nhiên bạn cũng có thể quản lý bằng cách comment một cách hợp lý trong file, và đó cũng là cách mình từng làm.
1. Cách viết filter dễ quản lý trong Laravel
Câu hỏi đặt ra là: "Có còn cách nào khác để quản lý filter không? có cách nào tách riêng biệt filter ra ngoài file không?". Câu trả lời là có, và trong bài này mình sẽ hướng dẫn cách làm.
Trong bài này mình sẽ lấy ví dụ về tạo filter về user.
Trước hết bạn tạo thư mục app/Projects/Filters/Users
và class FilterServiceProvider
ở thư mục app/Projects/Filters/
với nội dung như sau:
<?php namespace ProjectsProvidersFilters; use IlluminateSupportServiceProvider; class FilterServiceProvider extends ServiceProvider { public function register(){ $this->registerFilters(); } public function registerUserFilters(){ } }
trong đó action register
là bắt buộc phải có, registerUserFilters
là action mẫu mình tạo ra để gọi tới các class filter mà sắp tạo. bạn có thể tạo các action khác nhau để gọi nó trong action register
, chẳng hạn tạo action registerProductFilters
và gọi nó trong action register
.
Bạn mở file composer.json
và thêm vào psr-4
của autoload: "Projects\Filters\" : "app/Projects/Filters",
Sau đó bạn thêm vào cuối phần providers
trong file app/config/app.php
nội dung sau: 'ProjectsFiltersFilterServiceProvider',
Như vậy là đã xong việc autoload rồi, bây giờ mình lấy việc bạn thêm filter kiểm tra quyền upload file cho user nhé.
Bạn tạo class CanUploadFilter
trong thư mục app/Projects/Filters/Users
và đương nhiên tên file trùng tên class (wink) với nội dung sau:
<?php namespace ProjectsFiltersUsers; class CanUpload { public function filter(){ //code xử lý } }
Trong đó action filter
là bắt buộc.
Bây giờ quay lại action registerUserFilters
của class FilterServiceProvider
thêm vào đoạn code sau:
$this->app->router->filter('user.can.upload','ProjectsFiltersUsersCanUpload');
Trong đó user.can.upload
là filter name mà bạn sẽ sử dụng nó về sau, ProjectsFiltersUsersCanUpload
là gọi tới class CanUpload
mà chúng ta đã tạo.
Và tương tự với các nhóm filter khác, bạn hãy tạo chúng thành nhóm riêng biệt với nhau, mình nghĩ sẽ mạch lạc và dễ quản lý hơn nhiều.
Kết Luận
Mỗi người mỗi một cách viết, một cách trình bày và quản lý khác nhau nên mình không chắc cách mình làm là đúng và tối ưu. Vậy nên mình viết bài này mục đích thảo luân và học hỏi, nếu bạn có cách nào hay thì hãy chia sẻ cho mình và mọi người cùng học nhé.