30/08/2019, 10:47

Nhiều nhà máy muốn rời Trung Quốc tới Việt Nam, nhưng đây là mục tiêu gần như bất khả thi

Với những căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ – Trung tiếp tục leo thang, đây nên là thời điểm để Việt Nam toả sáng. Thế nhưng, rõ ràng là sẽ còn phải mất rất nhiều năm nữa trước khi quốc gia Đông Nam Á này có thể thay thế Trung Quốc trong vai trò công xưởng của thế giới. Chuỗi ...

Với những căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ – Trung tiếp tục leo thang, đây nên là thời điểm để Việt Nam toả sáng. Thế nhưng, rõ ràng là sẽ còn phải mất rất nhiều năm nữa trước khi quốc gia Đông Nam Á này có thể thay thế Trung Quốc trong vai trò công xưởng của thế giới.

Chuỗi cung ứng chuyên dụng, yếu tố biến Trung Quốc trở thành một “gã khổng lồ” trong ngành sản xuất, chưa phát triển tại Việt Nam. Trong khi đó, các nhà máy có sẵn các chứng chỉ an toàn và máy móc hiện đại lại quá hiếm, WSJ đánh giá.

Việt Nam, với dân số chưa bằng 1/10 so với Trung Quốc, cũng đang phải đối mặt với bài toán thiếu hụt nhân lực khi nhiều nhà sản xuất toàn cầu bắt đầu đổ về để tránh những hàng rào thuế quan mà Mỹ áp dụng lên hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.

“Trung Quốc đã khởi động trước 15 năm – dù bạn muốn gì, cũng có người đang làm nó”, Wing Xu, giám đốc vận hành Omnidex Group, công ty chuyên sản xuất bơm cho nhà sản xuất thiết bị công nghiệp Mỹ McLanahan Corp, nói.

Công nhân tại nhà máy Đúc Kim Tinh ở Bình Dương.

Omnidex thực tế đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Thế nhưng trong số hơn 80 bộ phận cần thiết cho một chiếc bơm trong hoạt động khai thác, nhà máy này mới chỉ bắt đầu sản xuất với 20 bộ phận tại đây vì khuôn mẫu phải làm lại từ đầu.

“Bạn không thể chuyển sang làm việc tại Việt Nam và hi vọng có thể tìm thấy mọi thứ bạn cần”, bà chia sẻ thêm.

Nhiều doanh nghiệp đang chuẩn bị cho “cuộc chiến” giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Một số công ty lên kế hoạch rời Trung Quốc. Nhưng những công ty phụ thuộc vào các mô hình sản xuất, cung ứng rải rác ở đại lục lại tìm phương án đa dạng hóa địa điểm sản xuất.

Cụ thể, một số công ty đang chuyển một phần dây chuyền sản xuất tới các quốc gia Đông Nam Á trong khi tiếp tục sản xuất các mặt hàng cho Trung Quốc và các thị trường ngoài Mỹ tại quốc gia tỉ dân, trong một chiến lược mà họ gọi là “China+1”.

Các công ty với lượng đơn hàng lớn đang hi vọng họ có thể tác động để các đối tác đẩy mảng vận hành ra khỏi Trung Quốc.

Số liệu tính đến ngày 30/6/2019. Nguồn: Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ

Kết quả là một bức tranh sản xuất trên toàn cầu đang chuẩn bị thay đổi, WSJdẫn lời một nhân sự cấp cao. Các công ty rời Trung Quốc đang phân chia đầu tư giữa các quốc gia đang phát triển và một phần quay trở về Mỹ với nền tảng tư động hóa cao.

Việc tạo ra một đế chế công nghiệp mới sẽ không diễn ra sau thời gian ngắn. Việt Nam có nhân lực giá rẻ nhưng quy mô dân số 100 triệu người vẫn rất nhỏ so với con số 1,3 tỉ của Trung Quốc. Trong khi đó, hạ tầng đường xá và cảng biển đang quá tải. Ấn Độ có nhân lực nhưng kĩ năng chưa thể đáp ứng, còn các quy định về quản lí còn nhiều hạn chế.

“Câu hỏi ai cũng đang đặt ra là: ‘Chúng ta nên đi đâu?'” Giang Le, nhà phân tích cho công ty tư vấn Control Risks, nói.

Nhà sản xuất camera GoPro Inc đang di chuyển hầu hết chuỗi sản xuất cho thị trường Mỹ sang Guadalajara, Mexico trong khi duy trì mảng sản xuất tại Trung Quốc cho các thị trường khác. Universal Electronics Inc., có trụ sở tại Arizona và sản xuất công nghệ nhà thông minh, cũng có một đối tác mới tại Philippines và mở rộng vận hành tại Monterrey, Mexico.

Techtronic Industries Co. Ltd, công ty niêm yết tại Hong Kong sản xuất máy hút bụi Hoover, sẽ mở một nhà máy tại Việt Nam và rót thêm vốn cho nhà máy ở Mississippi. Dù vậy, nhà máy ở Trung Quốc của nó sẽ hoạt động thêm ít nhất 10 năm nữa.

20 năm qua, mô hình sản xuất của Trung Quốc phát triển nhờ các đơn vị cung ứng ở gần nhau khiến quy trình sản xuất nhanh, rẻ và hiệu quả hơn. Hiện nay, khi vận hành phân mảnh cao, các công ty đối mặt với chi phí và thời gian giao hàng tăng thêm, bên cạnh đó là các vấn đề về thuế và quản lí lao động.

Nhà máy Đúc Kim Tinh.

Các công ty cũng tập trung vào tìm hiểu các quy định chồng chéo kiểm soát việc bao nhiêu phần trăm giá trị sản xuất tại Việt Nam sẽ được xem là hàng hóa “Made in Vietnam”, Willy C. Shih, một nhà phân tích đại Đại học Kinh doanh Harvard, chia sẻ. “Thời kì của môi trường kinh doanh tử tế đã qua”, ông nói thêm.

Nguồn: Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, WSJ

Sự dịch chuyển là cơ hội Việt Nam đang chờ đợi. Ngành công nghiệp cần nhiều lao động như sneaker hay may mặc đã chuyển về đây nhiều năm trước khi chi phí nhân công tại Trung Quốc tăng lên. Tập đoàn công nghệ Hàn Quốc Samsung Electronic Co. cũng đầu tư hàng tỉ USD, trong khi đó Việt Nam cũng mong muốn sẽ mở rộng ngành điện tử và kĩ thuật để tăng giá trị chuỗi cung ứng.

Các khu công nghiệp tại Việt Nam đang ngập trong đơn hàng. BW Industrial Development, công ty mà quỹ đầu tư Warburg Pincus chống lưng, bắt đầu xây nhà máy cho thuê từ năm ngoái và đã “hết hàng” cho tới tháng 12. Giám đốc tiếp thị Michael Chan nói rằng nhiều khách hàng thậm chí mong muốn đẩy nhanh gặp gỡ và chốt hợp đồng chỉ trong vỏn vẹn một tuần.

Hanel PT, công ty Việt Nam chuyên sản xuất các thiết bị điện tử cho cảm biến chuyển động và báo cháy, tiết lộ họ đang đàm phán một trong những thương vụ lớn nhất của họ. Công ty 20 năm tuổi vốn vẫn phụ thuộc vào nhiều khách hàng Nhật để phát triển nhưng cho biết cũng đang nhận các tín hiệu đầu tiên từ công ty của Mỹ.

Một nhà máy của BW Industrial Development JSC đã được một công ty gỗ của Nhật Bản thuê để triển khai sản xuất vào tháng 9.

Seditex Co. Ltd, công ty chuyên kết nối các công ty nước ngoài và các nhà máy tại Việt Nam, nhận 20 yêu cầu mỗi tuần kể từ khi Mỹ công bố hàng rào thuế quan, tăng lên từ con số 20 yêu cầu mỗi tháng. Các công ty nước ngoài mong muốn sản xuất rất đa dạng các mặt hàng từ ba lô, loa Bluetooth cho tới bánh xe va li và móc quần áo.

Frank Vossen, nhà sáng lập công ty có trụ sở ở TP.HCM, cho biết các công ty vốn đã quen với thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn để thích ứng. “Không có các giải pháp sẵn có tại Việt Nam, đó là thực tế đã được kiểm chứng”, ông nhấn mạnh.

Vấn đề nhân sự cũng bắt đầu khó giải quyết hơn. Một nhà xuất khẩu đường ống và vòi nước địa phương đang nhận rất nhiều đơn hàng cho các mặt hàng bị áp thuế nhưng chỉ mới tuyển dụng 30 trong số 100 nhân sự họ cần.

Nhà sản xuất nội thất Nhật Bản Muji cho biết đã họ trễ kế hoạch sản xuất từ hồi tháng 1 vì thiếu nhân lực.

Yotaro Kanamori, giám đốc điều hành công ty Nhật Generation Pass Co. Ltd, nói công ty đang tự thuê một nhà máy thay vì phụ thuộc vào các hợp đồng sản xuất thuê ngoài. Ông chia sẻ công ty gặp nhiều khó khăn khi giải thích với các nhà cung ứng Việt Nam rằng mặt dưới của một chiếc bàn cũng cần hoàn thiện tốt như mặt trên của nó.

Quá trình chuyển dịch sản xuất đến Việt Nam đã rục rịch từ trước đó rất lâu. Nhiều công ty như Nike Inc đã nhập khẩu giày từ nhà máy Việt Nam từ giữa những năm 90 của thế kỉ trước.

Khi lương tối thiểu ở Trung Quốc tăng lên, nhiều đơn hàng quần áo, đồ chơi và giày đã chuyển sang các quốc gia chi phí rẻ hơn như Bangladesh, Myanmar and Việt Nam.

Công ty đa quốc gia Nhật Bản Canon Inc bắt đầu sản xuất máy in ở miền Bắc Việt Nam từ năm 2012. Nhưng chuỗi cung ứng cho các mặt hàng như camera và máy in rất khó để tái tạo.

Trong mạng lưới 175 đơn vị cung ứng của Canon tại Việt Nam, chỉ 20 là công ty địa phương, Dao Thi Thu Huyen, quản lí cao cấp, chia sẻ. Họ chủ yếu sản xuất các linh kiện nhựa và đóng gói.

Bà nói thêm gần như tất cả các linh kiện điện tử đều đến từ Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan.

Kĩ sư của Monidex Manufacturing Vietnam giám sát sản phẩm tại nhà máy Đúc Kim Tinh.

Tốc độ các công ty chuyển sang Việt Nam đang tăng lên từ năm ngoái khi nhiều lãnh đạo cân nhắc tiềm năng và đưa ra quyết định.

Christopher Devereux đã thành lập một công ty mang tên ChinaSavvy vào đầu những năm 2000 để chuyển đơn hàng từ Phương Tây cho các linh kiện phức tạp cho các nhà máy Trung Quốc với thứ mang tên “giá Trung Quốc”.

Cuối năm 2018, do ảnh hưởng vì thuế quan, khách hàng của công ty bắt đầu đặt câu hỏi: Anh có thể chuyển ra ngoài Trung Quốc trong bao lâu?

Ông Devereux đang khảo sát nhiều nhá máy tại Việt Nam, đôi khi 6 nhà máy trong một ngày, và đổi tên công ty thành “Omnidex” để phù hợp hơn với thực tế.

Dịch chuyển sản xuất cho McLanahan Corp có nhiều thách thức. Bơm cấu thành từ khoảng 80 bộ phận và cần xử lý chính xác để hạn chế rò rỉ. Ông Devereux thử nghiệm với nước bằng cách sản xuất nhiều linh kiện nhỏ tại các nhà máy ở gần TP.HCM. Ngay cả khi việc này không dễ dàng, giám đốc thị trường Việt Nam Truong Khac Long, nói với WSJ.

Ông Truong Khac Long, giám đốc Omnidex Manufacturing Vietnam.

Bột DuPont cũng khó kiếm bởi không có nhiều nguồn cung chất lượng tại Việt Nam. Các công ty nội địa lại thường không có chuyên gia kiểm soát chất lượng. Kĩ sư từ Trung Quốc phải di chuyển rất nhiều đến Việt Nam để đảm bảo có chất lượng và số lượng chính xác.

Nhiều lãnh đạo quyết định việc sản xuất linh kiện lớn sẽ không thể được chuyển ra khỏi Trung Quốc. Chiếc bơm sẽ được sản xuất ở hai quốc gia và không thể hoàn toàn tránh thuế quan.

Đầu năm 2019, Peter Zhao, chịu trách nhiệm quản lý nhập khẩu sản phẩm dành cho công ty điện tử Wisconsin, Mỹ ECM Industries, từ bỏ hi vọng chiến tranh thương mại sẽ kết thúc. Anh tìm các đại lý ở Đông Nam Á trên Google và liên hệ công ty trung gian Seditex của Việt Nam.

Ông Zhao nhờ Seditex tìm một nhà máy có kinh nghiệm sản xuất bộ đo dòng điện vốn đang được sản xuất ở Trung Quốc. Seditex không thể tìm ra phương án phù hợp. Công ty có độ phù hợp cao nhất là Viettronics chuyển sản xuất TV và các thiết bị khác.

Trong văn phòng, chuyên gia R&D của Viettronics nghiên cứu mẫu thiết bị mà ông Zhao gửi tới với kết luận: Công ty có thể tìm thấy đơn vị cung ứng nội địa cho phần vỏ nhựa, cáp và có thể lắp ráp tại nhà máy nhưng với nhiều bộ phận quan trọng khác, ví dụ như bảng mạch tích hợp, họ cần phải nhập khẩu.

Đó là vấn đề lớn của ông Zhao bởi ông đã quen với việc mua mọi thứ ở Trung Quốc kể từ khi sản xuất tại đây 10 năm trước.

Một khu công nghiệp tại Bình Dương.

Zhao từng không liên quan đến các vấn đề liên quan đến thiết kế hay tìm kiếm linh kiện mà chỉ quan tâm đến sản phẩm cuối cùng và giá thành. Ông chỉ tương tác với các nhà cung ứng chính mà không quan tâm đến các đơn vị bên dưới để truy trì vận hành tinh gọn.

Chuyển sang sản xuất tại Việt Nam, ông nói công ty sẽ phải phát triển chuỗi cung ứng xuyên quốc gia từ đầu, tìm các nhà máy ở Trung Quốc cho các linh kiện mà Việt Nam không thể sản xuất, đồng thời tìm hiểu về chất lượng , giá và độ tương thích. Ông không đủ nguồn lực và ngân sách cho mục tiêu ấy.

Dù vậy, ông vẫn đang nghĩ đến việc lắp ráp thiết bị ở Việt Nam với lo lắng rằng nếu vấn đề phát sinh, các nhà máy ở Việt Nam và Trung Quốc sẽ đổ lỗi lẫn nhau.

“Việc đó rủi ro. Nó cũng có thể không hiệu quả và phát sinh chi phí rất cao”, ông nhận xét.

TechTalk via VietnamBiz

0