Performance Testing and Load testing using vPerformer
1. Tổng quan về kiểm thử hiệu năng và kiểm thử tải 1.1 Kiểm thử hiệu năng Kiểm thử hiệu năng được thực hiện để xác định một hệ thống hoặc một hệ thống con thực hiện một khối lượng công việc cụ thể nhanh thế nào. Kiểm thử hiệu năng cũng dùng để xác nhận và xác minh những thuộc tính ...
1. Tổng quan về kiểm thử hiệu năng và kiểm thử tải
1.1 Kiểm thử hiệu năng
-
Kiểm thử hiệu năng được thực hiện để xác định một hệ thống hoặc một hệ thống con thực hiện một khối lượng công việc cụ thể nhanh thế nào.
-
Kiểm thử hiệu năng cũng dùng để xác nhận và xác minh những thuộc tính chất lượng khác của hệ thống như là khả năng mở rộng, độ tin cậy và sử dụng tài nguyên.
1.2 Kiểm thử tải
-
Kiểm thử tải là một quá trình thêm yêu cầu vào một hệ thống hoặc thiết bị và đo lường phản ứng của nó.
-
Kiểm thử tải được thực hiện để xác định ứng xử của hệ thống trong các điều kiện tải bình thường và cao hơn điều kiện tải dự kiến. Nó giúp xác định công suất vận hành tối đa của một ứng dụng như các điểm "thắt cổ chai" (bottleneck) và xác định phần tử nào là nguyên nhân gây ra điều đó.
-
Khi mức tải trên hệ thống vượt ra ngoài những cách thức sử dụng bình thường thì được gọi là Stress testing.
2. vPerformer là gì? Ưu điểm và nhược điểm của vPerformer?
2.1 vPerformer là gì?
-
vPerformer là một công cụ kiểm thử hiệu năng, được sử dụng để đo lường hiệu năng, khả năng mở rộng và khả năng chịu tải của các ứng dụng mạng.
-
vPerformer sẽ cho bạn thấy ứng dụng của bạn phản ứng như thế nào khi nó phải chịu một tải trọng lớn bao gồm nhiều người dùng đồng thời truy cập ứng dụng.
-
vPerformer cung cấp cho bạn những công cụ để nhanh chóng tạo ra các kịch bản kiểm thử hiệu năng tương tác giữa người dùng với các ứng dụng mạng của bạn. Ngoài ra bạn có thể kiểm thử sự chịu tải của ứng dụng với hàng ngàn người sử dụng ảo đồng thời một lúc.
-
vPerformer Cloud cung cấp lưu lượng tải của người sử dụng bằng cách cho phép bạn chạy các vPerformer Load Agents tại những nơi khác nhau trên toàn cầu.
-
vPerformer cung cấp cho bạn những công cụ để giám sát không chỉ các ứng dụng web theo thử nghiệm mà còn bất kỳ các thành phần liên quan của nó. Các thành phần này bao gồm các máy chủ mạng, máy chủ ứng dụng, máy chủ cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, các thành phần mạng. Điều này cho phép bạn xác định vị trí nghẽn và xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề về hiệu năng.
-
Không giống như nhiều công cụ kiểm thử hiệu năng khác, các tính năng giám sát có sẵn trong vPerformer không phải mất thêm chi phí để sở hữu được nó.
2.2 Ưu điểm và nhược điểm của vPerformer
-
Ưu điểm:
-
Giao diện vPerformer dễ sử dụng chỉ dựa trên các hoạt động point-and-click làm giảm đáng kể những hành động phức tạp.
-
vPerformer có thể mô phỏng hàng ngàn người sử dụng ảo, các kỹ sư có thể thiết lập kiểm thử hiệu năng mà không cần bất kỳ một lập trình chuyên môn nào. Ngoài ra nó có thể kiểm thử toàn diện các đặc tính hiệu năng các ứng dụng mạng của họ.
-
Cho phép bạn truy cập máy chủ và truyền tải trên đám mây ở mọi nơi trên thế giới với độ chính xác cao.
-
Có đầy đủ tính linh hoạt của một công cụ thử nghiệm hiệu năng như tốc độ xử lý, đơn giản khi sử dụng, cho độ chính xác cao, đảm bảo hiệu suất.
-
Hỗ trợ cho nhiều nền tảng, nhiều trình duyệt, nhiều máy chủ mạng, nhiều máy chủ ứng dụng và máy chủ cơ sở dữ liệu thông qua mạng LAN hoặc WAN.
-
-
Nhược điểm:
-
Không tương thích với các thử nghiệm của dịch vụ Web XML.
-
Không in được các biểu đồ kết quả hiển thị trên giao diện điều khiển.
-
vPerformer có quy mô lớn, tốn kém và mất khá nhiều thời gian để thiết lập trong một khoảng thời gian nhất định.
-
Khi đã đăng ký giấy phép sử dụng trên một máy chủ, nếu muốn chuyển giấy phép sang máy chủ khác thì cần phải có sự xác nhận của công ty mẹ. Thời gian chuyển giao khoảng ba ngày.
-
Các màn hình chính trong vPerformer
Màn hình khi mới khởi động vào chương trình
Màn hình chọn giao thức kiểm thử
Màn hình nhập đường dẫn trang web
Màn hình chạy chương trình
Màn hình kết quả
Một số chức năng khác của vPerformer
Đường dẫn tải ứng dụng
http://www.verisium.com/products/evaluation.html