Phím Back trên các thiết bị Android trong kiểm thử ứng dụng
Một trong những phát minh quan trọng nhất của hệ điều hành Android chính là hàng phím điều hướng vì nó giúp người dùng thao tác với máy dễ dàng hơn. Trên tất cả những chiếc điện thoại Android phổ biến trên thị trường không máy nào là không có 3 phím cơ bản Back, Home, Overview. Đa số người dùng mới ...
Một trong những phát minh quan trọng nhất của hệ điều hành Android chính là hàng phím điều hướng vì nó giúp người dùng thao tác với máy dễ dàng hơn. Trên tất cả những chiếc điện thoại Android phổ biến trên thị trường không máy nào là không có 3 phím cơ bản Back, Home, Overview. Đa số người dùng mới luôn nghĩ rằng ít nhất thì cũng phải có phím Back chứ không thì làm sao mà sử dụng được? Do chưa có sự đồng bộ nhất định nên có smartphone được tích hợp phím điều hướng vật lý, còn một số khác thì lại để phím điều hướng ảo bên trong màn hình.
Nhưng vấn đề của các phím điều hướng Android không dừng lại ở đây. Trong lĩnh vực phát triển phần mềm, cụ thể hơn là đối với người viết ứng dụng (developer Android) của chúng ta thì sự tồn tại của phím Back có thể nói là mang một ý nghĩa tiêu cực. Giữa một bên là phím Home, phím Overview và bên còn lại là phím Back, chúng ta sẽ thấy một điểm khác biệt quan trọng: hai phím Home và Overview thì hoạt động ở mức độ hệ điều hành còn phím Back thì hoạt động cả ở trong App. Nói cách khác, theo thiết kế mặc định thì các tác vụ với hai nút Home và Overview đều sẽ không ảnh hưởng gì đến tính năng của ứng dụng cả, chúng được dùng để đi tới các phần khác của hệ điều hành. Phím Back thì không như vậy.
Nói một cách đơn giản, nếu iOS không cần phím Back thì tại sao Android lại cần phím Back này? iPhone và iPad không có phím Back, bởi vậy nên các nhà phát triển luôn cần phải tạo một phím Back "ảo" trên giao diện. Với Android thì khác: phần đông ứng dụng không cần phím Back, và rất nhiều người dùng Android có tâm lý phụ thuộc vào phím Back của thiết bị. Việc các nhà phát triển iOS phải tạo ra phím Back trên giao diện ứng dụng của họ thực chất lại có lợi cho chính họ! Lý do là bởi không phải bất ký màn hình nào cũng nên hỗ trợ phím Back...
Dù với lý do gì đi chăng nữa thì phím Back là cũng là đặc trưng riêng của các thiết bị thuộc dòng Android. Và với một QA trong công việc hàng ngày thì không thể tránh khỏi có "đụng chạm" đến phím Back trên các thiết bị Android.
- Bạn có xây dựng checklist/ flow cho phím Back chưa?
- Bạn có thường xuyên kiểm thử các chức năng của phím Back trên các ứng dụng không?
- Liệu có bao nhiêu QA đã kiểm thử phím Back này?
Hãy cùng đi qua một số vấn đề hay gặp phải với phím Back như dưới đây
Đặt vấn đề 1: Chức năng chính của phím Back trên các màn hình của ứng dụng là gì?
Về cơ bản thì phím Back sẽ tương tự như phím Back ảo ngay trên mỗi màn hình (nếu có) và sẽ có nhiệm vụ quay trở về màn hình ngay trước đó.
Đặt vấn đề 2: Sẽ ra sao nếu người dùng đang dừng lại tại màn hình chính (Dashboard) của ứng dụng và dùng phím Back?
Tùy vào xử lý riêng của các ứng dụng, trong trường hợp này có thể dẫn đến 1 trong 3 cách thức sau:
- Logout tài khoản người dùng hiện tại.
- Ứng dụng sẽ tắt trên màn hình và chuyển xuống chạy nền.
- Tắt luôn ứng dụng.
Đặt vấn đề 3: Điều gì xãy ra khi người dùng nhấn phím Back trong một pop-up cần xác nhận với 2 lựa chọn Yes/ No?
Trong trường hợp này phím Back sẽ tương tự như việc người dùng chọn No, không đồng ý với yêu cầu được đưa ra.
Đặt vấn đề 4: Điều gì xãy ra khi người dùng nhấn phím Back trong một pop-up cần xác nhận chỉ với 1 nút Close/ OK?
- Phím Back không thực hiện xử lý gì.
- Phím Back có chức năng giống như nút Close/ OK.
Đặt vấn đề 5: Điều gì xãy ra khi người dùng nhấn phím Back tại màn hình khi mà nó đang được tải dữ liệu lên (hoặc đang hiển thị loading)
Phím Back không thực hiện xử lý gì.
Đặt vấn đề 6: Chức năng của phím Back khi người dùng đang ở tại màn hình cài đặt của ứng dụng và có vài đối tượng được thiết lập giá trị bởi nút Switch (On/Off)
Phím Back không thực hiện xử lý gì.
Kết luận
- Chúng ta cần phải thực hiện kiểm thử cho phím Back trên tất cả các màn hình trong ứng dụng để đảm bảo rằng phím Back không làm ảnh hưởng đến luồng xử lý đúng của ứng dụng.
- Thực hiện Stress test cho phím Back bao gồm các thao tác như: nhấn nhiều lần trên phím Back, nhấn đồng thời phím Back và một hay nhiều phím khác,...
- Kiểm thử cho các trường sử dụng phím Back trong màn hình chính, màn hình có pop-up xác nhận thông tin, màn hình tải (loading screen), màn hình cài đặt, ...