12/08/2018, 14:56

PHP part1. làm quen với PHP

Tổng quan về PHP để làm quen và hiểu sơ lược một cách nhanh chóng về PHP thì chúng ta sẽ lần lượt đi trả lời các câu hỏi dưới đây, từ đó chúng ta có thể hiểu sơ lược về PHP. PHP là gì ? PHP (Hypertext Preprocessor) là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở được thực thi trên máy chủ. Tập tin ...

Tổng quan về PHP

để làm quen và hiểu sơ lược một cách nhanh chóng về PHP thì chúng ta sẽ lần lượt đi trả lời các câu hỏi dưới đây, từ đó chúng ta có thể hiểu sơ lược về PHP. PHP là gì ?

  • PHP (Hypertext Preprocessor) là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở được thực thi trên máy chủ.

Tập tin PHP có phần mở rộng là gì ?

  • Một tập tin PHP có phần mở rộng .php, nó có thể chứa các văn bản, mã nguồn HTML, CSS, JavaScript, Jquery, … và mã PHP .

Server làm gì đối với trang web PHP?

  • Server chỉ quan tâm đến mã nguồn PHP, nó sẽ chuyển mã nguồn PHP sang HTML rồi gửi lại cho người dùng.
  • Trang web PHP được server phát sinh chỉ được gửi đến một client duy nhất.
  • Server PHP phải mạnh hơn nhiều lần so với một server HTML thông thường

Tại sao nên sử dụng PHP để lập trình web ?

  • Chức năng: tạo ra những website động, thao tác với file trên server, nhận và gửi cookie, cập nhật database, hạn chế người dùng truy cập vào website, mã hóa dữ liệu, …
  • Ưu điểm: thực thi tốt trên các hệ điều hành, các máy chủ phổ biến hiện nay, kết hợp dễ dàng với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, tài liệu phong phú và đa dạng, cộng đồng sử dụng rộng rãi, được cung cấp hoàn toàn miễn phí, …

các thành phần cơ bản trong PHP.

Biến trong PHP Biến là một giá trị có thể thay đổi khi chương trình thực thi. Khi biến được tạo sẽ xuất hiện một vùng nhớ để lưu trữ Biến trong PHP chỉ tồn tại trong thời gian server phát sinh trang web. Sau khi đã phát sinh xong trang web, tất cả các biến đều bị xóa đi. Một biến gồm 2 thành phần cơ bản: Tên biến và giá trị của biến

<?php
$firstName = "Xuan";
$lastName = "Hoa";
$number= 28;
?>

các điểm cần chú ý khi khai báo biến cũng như khởi tạo biến trong PHP

  • Tên biến phải bắt đầu bằng một chữ cái hoặc ký tự gạch dưới (ký hiệu _)
  • Tên biến chỉ bao gồm các ký tự chữ, ký tự số và ký tự gạch dưới (Az, 09, )
  • Không chứa ký tự khoảng trắng trong tên biến
  • Phân biệt chữ hoa và chữ thường

giá trị của biến trong PHP

  • Khi các giá trị của biến được đặt trong dấu ngoặc kép (hoặc dấu ngoặc đơn) cho biết biến đó lưu trữ giá trị kiểu chuỗi
  • Ngược lại cho biết biến đó lưu trữ giá trị kiểu số các kiểu dữ liệu
  • Các kiểu dữ liệu thường được sử dụng trong PHP: String, Numberic, Boolean, Null, Array, Object
  • Tạm thời chúng ta sẽ tập trung vào kiểu String và kiểu Numberic. Các kiểu dữ liệu khác chúng ta sẽ được giới thiệu sau.

Chúng ta có 2 cách sau để xác định kiểu dữ liệu của một biến nào đó

  • Sử dụng hàm gettype()
  • Sử dụng hàm var_dump()

Chúng ta hoàn toàn có thể chuyển đổi kiểu dữ liệu của một biến nào đó, bằng cách thực hiện một trong hai cách sau:

  • Sử dụng cách ép kiểu
  • Sử dụng hàm settype()

Để kiểm tra kiểu dữ liệu của một biến nào đó chúng ta có thể dùng các hàm

  • is_numberic()
  • is_float()
  • is_string()
  • is_array()
  • is_object(), …

Khác với biết, hằng số là giá trị không thể thay đổi được. Định nghĩa hằng

<?php
define("PI", 3.14);
echo "Value PI: " . PI;
?>

Toán tử trong PHP trong PHP bao gồm các loại toán tử sau:

  • Toán tử số học: + - * / % % chia lấy phần dư – phủ định của một số
  • Toán tử gán: += -= *= /= %=
  • Toán tử ++ --• Toán tử so sánh > < >= <= == === != <> !=== == so sánh bằng === so sánh bằng tuyệt đối != so sánh khác !=== so sánh khác tuyệt đối <> so sánh khác ++x tăng x lên một đơn vị, sau đó trả về giá trị của xx xx++ trả về giá trị của x, sau đó tăng x lên một đơn vị --x giảm x xuống một đơn vị, sau đó trả về giá trị của x x-- trả về giá trị của x, sau đó giảm x xuống một đơn vị
  • Toán tử logic AND OR XOR && || !
STT Toán tử Diễn giải Ví dụ Kết quả
1 And xandx and xandy Trả về true nếu x và y đều mang giá trị true x=3;x = 3;x=3;y = 6; (x<8andx < 8 and x<8andy > 1) true
2 Or xorx or xory Trả về true nếu x hoặc y đều mang giá trị true (x>=8orx >= 8 or x>=8ory > 1) true
3 Xor xxorx xor xxory Trả về true nếu chỉ x hoặc y mang giá trị true (x<8xorx < 8 xor x<8xory > 1) true
4 && x &amp&amp y Trả về true nếu x và y đều mang giá trị true (x &gt 8 &amp&amp y > 1) false
5 ll xllx ll xlly Trả về true nếu x hoặc y đều mang giá trị true (x<8orx < 8 or x<8ory > 1) true
6 ! !$$ Trả về true nếu x false !(x==x==x==y) true
  • Toán tử điều kiện Cú pháp (condition) ? value1 : value2;
  • Ví dụ
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=UTF-8">
<?php
$variable = "PHP training";
$result = (is_string($variable)) ? "Chuỗi" : "Không phải chuỗi";
echo $result;

Làm việc với form trong PHP dưới đây là 1 ví dụ đơn giản về tạo form.

<form method="post" action="proccess.php" name="main-form">
<input type=“text” name=“email” />
<input type=“text” name=“password” />
</form>
  • Method: cách thức dữ liệu được gửi đi (post hoặc get)
  • Action: xác định trang / tập tin các dữ liệu được gửi đến để xử lý
  • Name: tên của form

Hai phương thức post và get có gì khác nhau ? Sau khi người dùng tiến hành “submit form”, cả hai phương thức này đều tiến hành gửi dữ liệu đến server , tuy nhiên:

  • POST /proccess.php
  • GET /proccess.php?name=lan&age=25

để lấy các giá trị mà người dùng đã nhập trên FORM

  • Đối với Form có method=“post” sử dụng $$POST
  • Đối với Form có method=“get” sử dụng $$GET
  • Sử dụng $$REQUEST cho cả 2 trường hợp trên

Tóm Tăt:

trên đây là sơ lược về ngôn ngữ PHP. hy vọng nó sẽ giúp ích những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về ngôn ngữ PHP. ở các bài sau mình sẽ nói chi tiết về thao tác với các kiểu dữ liệu trong PHP.

0