Phương pháp tổ chức team test (Phần 1)
Khi có một dự án được đưa cho bạn test. Bạn cần lên kế hoạch tính toán thời gian test làm sao để hoàn thành trong vòng 1 tháng. Bạn nói bạn cần 5 người để làm dự án đó trong 1 tháng. Nhưng sếp của bạn thì lại nghĩ khác. Có một kịch bản như sau: Sếp bạn nói: Tôi mốn dự án hoàn thành sớm hơn ...
Khi có một dự án được đưa cho bạn test. Bạn cần lên kế hoạch tính toán thời gian test làm sao để hoàn thành trong vòng 1 tháng. Bạn nói bạn cần 5 người để làm dự án đó trong 1 tháng. Nhưng sếp của bạn thì lại nghĩ khác.
Có một kịch bản như sau:
Sếp bạn nói: Tôi mốn dự án hoàn thành sớm hơn
Bạn nói: Như vậy tôi cần 5 người để có thể hoàn thành test trong 1 tháng
Sếp bạn nói: Anh có thể lấy 10 người để hoàn thành trong 2 tuần.
Vậy ý tưởng của sếp là đúng?
Yes □
No □
Bạn không thể đưa ra tính toán đơn giản cho một team như công thức trong kịch bản trên bởi:
Quản lý một team 10 người hoàn toàn khác với quản lý một team 5 người. Điều đó có thể là bạn sẽ phải tốn nhiều effort hơn để quản lý và control team cũng như tăng thời gian thực hiện test.
Nếu số người test trong một team tăng, bạn có thể sẽ chia các task của dự án để làm giảm thời gian thực hiện test. Nhưng khi thực hiện chia nhỏ các task với nhiều người thì có thể chỉ một người nào đó hoàn thành công việc nhưng lại ảnh hưởng đến năng suất công việc.
Tổ chức team là một trong những task phức tạp trong quy trình Quản lý test, Test team thực hiện vai trò rất trung tâm trong bất cứ dự án nào.
Một đặc điểm quan trọng của những người quản lý test team thành công là tổ chức và quản lý test team với hiệu suất công việc cao mang lại những giá trị kinh doanh cho tổ chức.
Một team dự án là một nhóm người mà: Những người đó có những kỹ năng riêng biệt, kỹ năng đảm bảo mục đích công việc ở mức tổng quát và có kỹ năng làm việc nhóm.
Họ làm việc với nhau để đạt được những mục đích tổng quát của dự án. Test Manager phải là người build được QA team hiệu quả và lãnh đạo họ để dự án thành công.
Những đặc điểm sau đây là rất cần thiết để build một team có hiệu quả công việc cao
- Hợp tác chặt chẽ:
Hợp tác là cùng làm việc với người khác để hoàn thành công việc. Một team tài năng là chỉ ra cách giải quyết vấn đề giữa các cá nhân để hoàn thành công việc được giao, và các thành viên trong team cũng sẽ rất sẵn sàng để support nhau.
- Cam Kết:
Trong một team mạnh, tất cả thành viên thực hiện các cam kết với mục tiêu dự án chung. Họ cũng phải có trách nhiệm cho công việc của họ và cho công việc của team. Mỗi thành viên đều làm việc với hiệu suất công việc cao và những người khác cũng vậy.
- Giao tiếp hiệu quả:
Một yếu tố quan trọng để thực hiện thành công của một team là giao tiếp. Các thành viên trao đổi với nhau và biểu đạt ý tưởng của họ rõ ràng, trung thực và logic để họ có thể hiểu nhau hơn.
- Chia sẻ:
Trong một team, mỗi thành viên đều có những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Một team tốt là các thành viên luôn sẵn sàng chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm để nâng cao các kỹ năng của mình cũng như học hỏi kỹ năng của người khác.
Để build team và quản lý team một cách hiệu quả cần 3 bước dưới đây:
Step 1: Xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực
Kế hoạch nguồn nhân lực là một quá trình nhận ra nguồn nhân lực hiện tại và tương lại cần cho một tổ chức. Mục đích của kế hoạch nguồn nhân lực để đảm bảo có sự phù hợp tốt nhất giữa các team members và các dự án, tránh rủi ro thiếu nguồn nhân lực hoặc bị dư thừa.
Phase dưới đây được chia ra làm 3 stage:
stage 1: Dự đoán nhu cầu
Trong bước này, Test manager dự đoán được tổng thể yêu cầu nguồn nhân lực theo các yêu cầu của mỗi project. Bạn có thể được hỏi " Làm thế nào để Test manager có thể sàng lọc role trong team cũng như vị trí của họ"
Thành phần và size team được base vào đặc tính và chức năng của dự án. Nếu bạn hiểu kiểu team mà bạn cần là gì, thì bạn sẽ có thể biết cách làm thế nào sàng lọc role và vị trí của thành viên trong team.
Ví dụ với một dự án test dự án Banking, bạn cần tạo ra một test team cho dự án. Size của team dựa vào khối lượng công việc phải làm và độ phức tạp của dự án.
Thông thường, một test team bao gồm các thành phần sau:
-
Test manager: Quản lý toàn bộ dự án, định nghĩa các hướng của dự án.
-
Tester: Xây dựng các testcases,kịch bản test, thực hiện test, report và log bug.
-
Develop: Tạo chương trình để test, code tạo bởi dev, tạo kịch bản test auto
-
Test administrator: Xây dựng và đảm bảo môi trường test và nội dung được quản lý và maintain. Suport team sử dụng môi trường test khi test
-
SQA member: Chịu trách nhiệm quản lý chất lượng dự án
Với kế hoạch trên, bạn cần ít nhất 5 người cho team. Mỗi member lại có những vai trò khác nhau trong dự án, vậy bạn cần phải có năng lực tương ứng để có thể assign công việc cho họ. Nếu dự án phức tạp và khối lượng công việc nhiều, thì team dự án phải phát triển về quy mô và size để cân bằng với độ phức tạp đó. Trong trường hợp này, 1 role có thể nhiều người đảm nhận, lúc đó họ sẽ phải đảm bảo trách nhiệm của mình.
stage 2: Đánh giá năng lực
Năng lực của mỗi thành viên nào đó là một phần rất quan trọng để bạn phải cân nhắc kế hoạch nhân lực. Bạn phải match các thành viên với các năng lực khác nhau cho một task. Nó có nghãi là bạn phải chọn được người phù hợp cho công việc đó.
Cân nhắc kịch bản dưới đây:
Giả sử bạn có assign 1 develop với vai trò là tester trong dự án. Công việc của anh ta là thực hiện test và báo cáo defect cho Test Manager. Công việc này phải hoàn thành trong 1 tuần. Nhưng lý do là: Bạn đã assign nhầm công việc cho anh ta. Anh ta là một lập trình viên, anh ta có kỹ năng lập trình không phải là test.
Giao việc không đúng với năng lực của một người sẽ khiến cho công việc không tiến triển được, còn dự án thì bị delay.
Để tránh được lỗi trên, trước khi giao việc cho các member, Test Manager cần phải cân nhắc các yêu tố sau:
-
Kỹ năng bắt buộc của các member phải hoàn thành được các task của dự án khác nhau.
-
Kỹ năng và khả năng của các thành viên trong team phải được đánh giá theo các nhiệm vụ của dự án cũng như mục tiêu của dự án. Nếu những người trong team thiếu các năng lực cần thiết thì Test Manager cần phải lên plan traning kỹ năng cho họ.
Stage 3: Kế hoạch nâng cao skill
-
Xác định lỗ hổng: Trong vài trường hợp, nếu có lỗ hổng giữa năng lực của member và yêu cầu skill của dự án. Thì đó là trách nhiệm của Test Manager nhận biết được năng lực của member nào còn thiếu sót để tạo ra kế hoạch training thích hợp cho họ. Ví dụ trong kịch bản trước, Team member thiếu kinh nghiệm test, thì lỗ hổng ở đây chính là lỗi Test Manager trong việc nhận biết năng lực team member.
-
Training và đánh giá: Kế hoạch nguồn nhân lực sẽ bao gồm việc cân nhắc xem làm thế nào để các member đang có có thể được chỉ dạy và phát triển để có được các kỹ năng và năng lực đáp ứng yêu cầu. Kế hoạch training sẽ phải được lập ra và áp dụng đúng sau khi phát hiện lỗ hổng. Trong ví dụ trên, member này phải được chỉ dạy các kỹ năng test để có thể đảm nhận công việc test.
-
Đánh giá: Kế hoạch training được quản lý và đánh giá tuần tự để đảm bảo rằng chúng thực sự có hiệu quả. Kế hoạch này có thể thay đổi nếu cần thiết.
Ví dụ, trong trường hợp trên, Manager cần đánh giá kế hoạch training của lập trình viên. Nếu các lập trình viên cảm thấy khó thực hiện test thì manager cần phải cân nhắc phương pháp training khác hoặc thay thế người khác.
(To be continous)
Nguồn: http://www.guru99.com/how-to-organize-a-test-team.html