Phương pháp tổ chức team test (Phần 2)
Tiếp theo phần 1 (https://viblo.asia/Van/posts/0bDM6we1G2X4) Sau khi bạn hoàn thành việc phát triển kế hoạch nguồn nhân lực, đó là lúc bạn tiến hành xây dụng một Project team (đội dự án). Bạn có thể xây dựng một team thành công như nào? có 4 mục quan trọng dưới đây giúp bạn hình dung ra cách ...
Tiếp theo phần 1 (https://viblo.asia/Van/posts/0bDM6we1G2X4)
Sau khi bạn hoàn thành việc phát triển kế hoạch nguồn nhân lực, đó là lúc bạn tiến hành xây dụng một Project team (đội dự án).
Bạn có thể xây dựng một team thành công như nào? có 4 mục quan trọng dưới đây giúp bạn hình dung ra cách có thể xây dựng 1 team hiệu quả.
- Nhiệm vụ của team
- Khả năng phản hồi trong team
- Quy tắc trong team
- Khích lệ team
Step 2.1 Nhiệm vụ của team
Điều đầu tiên mà một người Test Manager phải làm là chia sẻ nhiệm vụ của team với các member khác. Tuyên bố nhiệm vụ của team, yêu cầu các thành viên trong team cũng suy nghĩ, thảo luận và đi đến đồng ý.
Step 2.2 Khả năng phản hồi của team
Điều gì xảy ra nếu các team member không hiểu vai trò của họ là gì và họ nên làm gì trong dự án?
Điều đó là vô cùng quan trọng trong một môi trường dự án mà các thành viên trong team biết những gì được mong đợi ở mỗi người.
Trong dự án cần tổ chức các cuộc họp để bạn có thể:
- Làm rõ ai được làm gì và bạn mong đợi gì từ team của bạn
- Đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình
Step 2.3 Quy tắc trong team
Quy tắc của team không cần quá nhiều quy tắc mà vẫn làm việc tốt, nhưng mọi người trong team nên tuân thủ quy tắc và chia sẻ trách nhiệm để đảm bảo rằng chúng được follow.
Bạn có thể tham khảo vài ví dụ dưới đây:
-
Tôn trọng người khác
-
Chia sẻ kinh nghiệm và ý kiến của bản thân
-
Cố gắng tập trung vào vấn đề chính
-
Xây dựng niềm tin với các thành viên khác
Step 2.4 Khích lệ động viên team
Hoạt động team work mà không có việc khích lệ động viên thì nó giống như một người mà không có tâm hồn.
Một người Test Manager của dự án cần luôn động viên member của mình hằng ngày.
Nếu bạn có một team năng động thì điều đó sẽ nâng cao chất lượng và năng suất cho dự án của bạn. Bạn sẽ tạo ra một môi trường làm việc tốt để ủy quyền cho member của bạn.
Step 3 Quản lý Team
Quản lý một team thì là một thử thách với Test Manager. Bạn phải xử lý các tính cách khác nhau và cách thức làm việc khác nhau. Mục đích cuối cùng của người quản lý tốt là làm sao để mọi người tập trung, đảm bảo mọi người có sự giao tiếp và theo dõi được dự án.
Trong hình ảnh dưới đây chỉ ra vai trò quan trọng cảu Test Manager. Hãy thử tưởng tượng các thành viên trong team là rất nhiều con số 0 nếu ko có leader, họ vẫn chỉ là 0. Nhưng nếu có manager thì họ có thể được kết hợp và trở thành 1 con số rất lớn.
Có 3 cách để quản lý một team theo như hình dưới:
Đặt mục tiêu cho team
Quan sát
Quản lý xung đột
Đặt mục tiêu cho team
Test Manager phải đưa ra cho member biết họ cần làm gì. Bạn phải định nghĩa các mục tiêu của team mà toàn bộ member cần biết và đồng ý. Mục tiêu của team được lập ra và chia nhỏ vào trong các task thiết kế
Quan sát
Quan sát team có nghĩa là:
-
Giám sát hiệu suất làm việc của các thành viên
-
Nắm rõ được công việc của họ và kết quả của họ
Quan sát để giúp cho Test manager có thể check được hiệu quả làm việc của các member, tiến trình dự án và sớm phát hiện vấn đề.
Quản lý xung đột
1 đội dự án khi có người nào đó có những vấn đề cá nhân khác biệt và cách làm việc riêng cùng làm việc với người khác, khi đó các xung đột tất yếu sẽ xảy ra. Mỗi người có những quan điểm riêng thì những khác biệt đó lại càng xảy ra xung đột. Vai trò của Test Manager là giải quyết xung đột.
Ví dụ dưới đây trong 1 dự án đang diễn ra, bạn luôn yêu cầu toàn bộ member phải update tiến trình dự án và họ đã phản hồi:
Các thành viên dự án không hợp tác, họ muốn làm việc gì đó như là một ý tưởng bất chợt xảy ra, và không muốn làm theo quy tắc. Trong trường hợp này bạn sẽ làm gì?
-
Bỏ qua xung đột
-
Phàn nàn với ai đó về vấn đề này
-
Giải quyết xung đột sớm
Dưới đây là một số hoạt động recommend, bạn tham khảo cách nào để giải quyết các xung đột:
-
Mở một cuộc họp team để cho mọi thành viên hiểu được tình huống dự án
-
Làm cho các thành viên hiểm được mức dộ quan trọng của việc hợp tác trong dự án
-
Yêu cầu họ hợp tác để giải quyết tình huống
Điều quan trọng nhất trong quá trình giải quyết mọi việc là luôn cởi mở với mọi người. Mọi người cần biết nói chuyện về xung đột và thảo luận về cảm xúc mạnh mẽ của họ. Xung đột có thể được loại bỏ và xử lý trực tiếp và nhanh chóng. Bằng cách tôn trọng sự khác biệt giữa con người, có khả năng giải quyết xung đột khi nó xảy ra, và hành động để ngăn chặn nó, bạn sẽ có thể duy trì một team có bầu không khí trong lành và sáng tạo.
nguồn: http://www.guru99.com/how-to-organize-a-test-team.html