Say goodbye với thu thập chứng chỉ vô ích - Cách tạo “Bản đồ đào tạo bản thân” (phần 1)
Bài viết được dịch từ bài đăng của tác giả Ishikawa. Cứ mỗi độ tháng 4 sang, nhiều bạn trẻ sẽ được debut với tư cách kỹ sư bắt đầu cống hiến cho xã hội. Vậy nên bài viết lần này tôi muốn dành cho những bạn kỹ sư trẻ mới "nhập giới" (có kinh nghiệm dưới 3 năm). Và các bạn trainer cũng ...
Bài viết được dịch từ bài đăng của tác giả Ishikawa.
Cứ mỗi độ tháng 4 sang, nhiều bạn trẻ sẽ được debut với tư cách kỹ sư bắt đầu cống hiến cho xã hội. Vậy nên bài viết lần này tôi muốn dành cho những bạn kỹ sư trẻ mới "nhập giới" (có kinh nghiệm dưới 3 năm). Và các bạn trainer cũng hãy đọc qua để tham khảo nhé.
Chủ đề lần này là Cách tạo "bản đồ đào tạo để bản thân để một kỹ sư trở nên trưởng thành"
Giới trẻ luôn hứng thú và tràn đầy nhiệt huyết với mọi điều thường gặp phải tình trạng chưa gì đã ngấu nghiến làm nhiều thứ, cuối cùng chẳng tích luỹ được gì cho bản thân. Thêm vào đó cũng có thể thấy một số bạn bất an về năng lực của bản thân, thu thập bằng cấp một cách lệch lạc. Mặc dù các bạn đó chỉ cần chăm chút mục tiêu và kế hoạch, bỏ ra cùng một lượng nỗ lực cũng có thể trở thành một nhân vật tuyệt vời.
Đây là thất bại của chính bản thân tôi đã từng kinh qua, cộng thêm kinh nghiệm được các đàn anh chỉ giáo, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về phương pháp phòng tránh những thất bại đó. Và câu trả lời của tôi chính là "Bản đồ đào tạo bản thân".
"Bản đồ đào tạo bản thân" là bản đồ thể hiện cách thức đào tạo chính bản thân mình để đạt được mục tiêu.
Nó được cấu thành bởi mục tiêu, kỹ năng, kinh nghiệm, sách vở, chứng chỉ, schedule.
Tuỳ từng công ty mà các khoá đào tạo đã được duy trì từ trước, cũng có những nơi mà hệ thống các khoá đào tạo được tự động định trước tuỳ theo học vấn, thành tích khi vào công ty hay đơn vị mà bạn được phân công đến. Với cơ chế như thế chắc cũng đủ để bạn tận dụng nhưng nếu chỉ nhận đào tạo một cách thụ động thì vẫn còn khá nhiều nguy cơ. Tuỳ vào việc bạn được phân công vào khoá đào tạo như thế nào, không liên quan đến ý muốn của bản thân, bạn sẽ được đào tạo thành salaryman giống như các đàn anh của bộ phận đó. Được dạy nhiều kỹ năng mà nếu chẳng may bước một bước ra khỏi công ty là bạn hoàn toàn không thể vận dụng.
Mặt khác, nhiều công ty không trang bị được cơ chế đào tạo đầy đủ, cứ giao cho các đơn vị, hàng năm các đàn anh năm 2 năm 3 sẽ thực hiện các chương trình tự biên tự diễn, rồi có cả những công ty vốn dĩ chẳng có đào tạo gì cả. Thêm vào đó, thường xuyên diễn ra tái cơ cấu tổ chức, có những công ty cứ 1, 2 năm lại có biến động thay đổi cấp trên, với những công ty như thế này thì cứ mỗi lần thay đổi thì phương chân đào tạo cũng đổi theo.
Trong trường hợp này, nếu chỉ theo phương châm đào tạo của công ty một cách thụ động thì sai chắc chắn sai. Trong khi ta cứ mải theo trái theo phải thì chẳng mấy chốc lại trở thành một ông chú vô dùng rồi.
Trong 10 năm thì 90% các công ty bị tan vỡ. Nếu phó mặc kế hoạch cuộc đời bản thân cho công ty thì đúng là ngu ngốc. Bản đồ phát triển của bản thân phải là cái chính mình vẽ nên. Thêm nữa nếu mà bản đồ do chính mình tạo nên thì chắc chắc đó là cái phù hợp với mình nhất.
Hãy dùng đầu mình để tư duy, dùng chính đôi tay mình để tạo nên bản đồ đào tạo bản thân các bạn nhé.
Giờ thì tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách tạo ra bản đồ đó lần lượt theo các bước cụ thể.
Tìm kiếm thông tin từ người đi trước
Quan sát người đi trước
Trước tiên hãy tìm ra những người đã thành công, những người chưa thành công và quan sát họ. Không phải nghe chuyện từ người khác mà hãy tự mình kiểm nghiệm. Tiếp theo hãy phân tích những điểm khác nhau của những người thành công và những người không.
Nếu chỉ nhìn trong công ty có thể bạn không tìm được những người siêu giỏi nên hãy hướng mắt ra cả ngoài công ty nữa. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc đến một điểm là với những nhân vật ngoài công ty thì trông có vẻ siêu đấy nhưng những thông tin tiêu cực thì lại bị cắt trước khi lọt ra khỏi công ty đó rồi nên bạn chỉ nhìn được những thông tin đã được filter thôi.
Dưới đây là những quan điểm khi phân tích để tìm ra các đặc trưng
Quan điểm tìm ra đặc trưng của những người thành công:
- Họ đang được đánh giá trên những lý do nào (chiến lược/năng lực/nhân cách/tính ổn định/thành tích đã có/danh tiếng xung quanh/môi trường?)
- Hoạt động của họ có gì khác đối với những người chưa thành công
- Con đường để người đó đạt được thành quả bây giờ là con đường như thế nào
Quan điểm tìm ra đặc trưng của những người chưa thành công:
- Lý do nào khiến họ chưa thành công (chiến lược/năng lực/nhân cách/tính ổn định/thành tích đã có/danh tiếng xung quanh/môi trường?)
- Hoạt động của họ có gì khác đối với những người đã thành công
- Người này cần thay đổi điều gì để có thể thành công
Hearing từ người đi trước
Tiếp theo, hãy thử hỏi chuyện từ những người đi trước.
Đối tượng hỏi chuyện nên là người như thế nào
- Điều tiên quyết là đó phải là người có định hướng hành động rõ ràng. Nếu hỏi chuyện những người chẳng hề suy nghĩ, được đến đâu hay đến đó chỉ xuôi theo công ty thôi thì cũng vô nghĩa.
- Bạn cũng nên tránh những nhà phê bình trong công ty - chuyên nói điều vĩ đại nhưng bản thân chẳng tự làm gì. Bị lan truyền những điều tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến động lực cuar chính mình nên không nên tuỳ tiện tiếp cận.
- Chọn những tiền bố mình cảm thấy kính trọng ở một mức nào đó. Mình sẽ dễ dạng tiếp nhận câu chuyện từ những người mình kính trọng hơn
- Chọn những tiền bối có thâm niên nhiều gấp đôi mình. Nếu là những tiền bối có số năm cách xa nhiều quá thì nhiều khả năng họ sẽ nói cho những hồi ức trở nên tốt đẹp.
Nên hỏi những nội dung gì
Có những nội dung hỏi như dưới đây. Đương nhiên bạn không cần phải hỏi hết. Tuỳ hình hình mà hỏi sao cho phù hợp.
-
Về hiện tại Hiện tại anh/chị đang có nhiệm vụ gì và đang làm công việc như thế nào? Để có thể làm tốt công việc đó thì cần kiến thức/kỹ năng/kinh nghiệm như thế nào? Level về skill hiện tại đã đạt được đến đâu rồi? Nếu vẫn chưa đạt mục tiêu thì phải làm gì để có thể đến đích? Gần đây anh/chị có hứng thú và đang học gì không?
-
Về quá khứ Bằng tuổi em thì anh/chị đang làm công việc như thế nào? Bằng tuổi em thì anh/chị đang học gì? Tại sao? Anh/chị đã đọc sách nào, dùng tài liệu nào, có cách học khác nào? Cái gì là có ích nhất? Tại sao? Cái gì không có ích lắm? Tại sao? Nếu giờ cho anh/chị băng tuổi em thì anh/chị sẽ học cái gì theo trình tự như thế nào?
-
Về tương lai Tương lai anh/chị muốn là công việc như thế nào? Để làm điều đó thì anh/chị đang làm những gì rồi? Anh chị có tiền bối nào đặt làm mục tiêu phấn đấu theo hay tham khảo theo không?
(còn tiếp)